Trên thực tế, làn da là nơi có thể tiết lộ cho bạn biết nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy vết bầm tím trên cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào?
Thỉnh thoảng trên cơ thể lại xuất hiện một vài vết bầm tím. Vết bầm tím có thể đơn giản do va chạm khiến da bị bầm, tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Vết bầm tím trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào?
Cảnh báo bệnh ung thư
Trong một số trường hợp, hiện tượng dễ bị bầm tím có thể là dấu hiệu của ung thư máu, tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết.
Cụ thể, những vết bầm tím trên cơ thể này thường xuất hiện dưới dạng chấm xuất huyết, những chấm đỏ rất nhỏ này còn có thể gặp phải do tình trạng xuất huyết dưới da nhưng cũng có thể trông giống như những vết bầm tím lớn.
Các vết bầm tím còn có thể là một đầu mối quan trọng trong việc kịp thời phát hiện bệnh ung thư. Vì vậy, trong trường hợp người bệnh kèm theo tình trạng chảy máu nướu răng, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi vào ban đêm, bị đau xương thì cần nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Vết bầm trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh Gan
Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận của Mỹ - National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases cho biết: Nhiều chức năng của gan gồm sản xuất các yếu tố đông máu. Trong khi gan bị tổn thương và làm chậm hoặc ngừng sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu thì người bệnh sẽ bị bầm tím hoặc chảy máu.
Một số nguyên nhân khác gây ra vết bầm tím trên da
Ngoài nguy cơ vết bầm tím trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ung thư, gan nguy hiểm thì còn có một số yếu tố khác có thể gây ra tình trạng này như:
- Khi bị thiếu hụt vitamin C và vitamin K.
+ Vitamin C có tác dụng xây dựng thành mạch máu nên khi thiếu vitamin C sẽ gây ra tình trạng bầm tím trên cơ thể. Các triệu chứng có thể kể đến như chảy máu quanh nang lông và chảy máu nướu răng.
+ Đa số người bị bầm tím do thiếu hụt vitamin K thường là những người mắc bệnh Crohn hoặc bị viêm loét đại tràng.
- Yếu tố di truyền.
- Thuốc uống có thể góp phần gây ra các vết bầm tím: thuốc kháng viêm Steroid là nguyên nhân khiến da mỏng và dễ gây ra vết bầm tím dù chỉ bị chấn thương nhẹ
- Chất làm loãng máu, thuốc chống cục máu đông có thể gây ra các vết bầm tím lớn.
- Thực hiện hóa trị có thể làm giảm số lượng tiểu cầu và dễ bị bầm tím trên cơ thể hơn.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Tình trạng bầm tím trên da xảy ra, người bệnh cần đi khám bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Khi vết bầm tím xuất hiện lâu, kéo dài trên 2 tuần không khỏi.
- Ngoài xuất hiện bầm tím trên cơ thể còn kèm theo các dấu hiệu như: sốt, ớn lạnh sụt cân.
- Khi vết bầm tái lại nhiều lần mà không rõ nguyên nhân.
Hầu hết các trường hợp bị bầm tím trên cơ thể không nguy hiểm tới sức khỏe. Mặc dù trường hợp thường xuyên xuất hiện vết bầm tím có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nào đó nhưng không cần quá lo lắng.