Nước là nguồn sống, đây là điều tất cả chúng ta đều biết, nhu cầu về nước của con người chỉ đứng sau oxy. Nếu cơ thể không uống nước chỉ có thể sống được vài ngày, do đó chúng ta phải bổ sung nước đầy đủ.
Trong cuộc sống, có những người uống nhiều nước và không thích uống nước, vậy sự khác biệt giữa họ là gì?
1. Người uống nhiều nước số lần đi tiểu cũng sẽ tăng lên, điều này có lợi cho sức khỏe của bàng quang. Đi tiểu thường xuyên giúp rửa trôi vi khuẩn, giảm nhiễm trùng do vi khuẩn trong bàng quang. Ngược lại những người không thích uống nước sẽ đi tiểu ít hơn, tiều nđiều kiện cho vi khuẩn và làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
2. Nguy cơ sỏi thận ở những người uống nước sẽ giảm đáng kể, có lợi cho sức khỏe thận, những người không thích uống nước thì dễ bị sỏi thận hơn.
3. Những người uống nước sẽ có nhu động ruột trơn tru và ít bị táo bón. Những người không thích uống nước sẽ có phân khô, khó đi đại tiện và táo bón.
4. Uống nước cũng có thể giúp ngăn ngừa axit uric cao. Uống nhiều nước và đi tiểu cũng có thể giúp thải axit uric. Tương tự, lượng tích lũy axit uric ở những người không thích uống nước sẽ tăng lên và nguy cơ mắc bệnh gút sẽ tăng cao.
5. Uống nhiều nước cũng có thể giúp giảm nguy cơ huyết khối, giảm cảm giác thèm ăn... Đối với những người có nhu cầu giảm cân, uống nhiều nước vô cùng có lợi.
Lợi ích sức khỏe của việc uống nhiều nước là gì?
Tất cả các hoạt động sinh lý của cơ thể chúng ta đều cần nước, chẳng hạn như nước có thể hòa tan các chất dinh dưỡng, chất béo và protein khác nhau… để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Nước chảy liên tục giữa các mạch máu và tế bào, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào mô và sau đó thải chất thải trao đổi chất ra khỏi cơ thể, điều không thể thiếu để đảm bảo các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
Ngoài ra, nước cũng có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, khi thở và đổ mồ hôi đều sẽ giúp bài tiết một lượng nước ra bên ngoài. Trong những ngày hè nóng nực, nhiệt độ môi trường thường cao hơn nhiệt độ cơ thể. Cơ thể đổ mồ hôi để làm bay hơi nước để lấy đi một phần nhiệt, có vai trò làm mát và ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt.
Ba thời điểm uống nước, bệnh tật không dám tìm đến bạn
Uống nước ở 3 thời điểm này trong ngày có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng
Vào buổi sáng sớm khi huyết áp sinh lý của cơ thể tăng lên, hoạt động của tiểu cầu tăng lên và rất dễ hình thành cục máu đông. Vào thời điểm này, uống nước có thể ngăn chặn sự hình thành huyết khối một cách hiệu quả.
- Uống nước trước và sau khi ăn một tiếng
Một lý nước trước bữa ăn sẽ vô cùng tốt để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn chặn cảm giác thèm ăn. Đây là một trong những nguyên nhân mà nước có tác dụng giảm cân rất tốt. Ngoài ra, 1 tiếng sau khi ăn cũng là thời điểm thích hợp trong uống nước đúng cách để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách hiệu quả nhất.
- Uống nước trước và sau khi tắm
Việc uống nước trước khi tắm sẽ giúp bạn điều chỉnh được huyết áp của bản thân để tránh được việc bị cảm lạnh, bảo vệ cơ thể. Uống nước sau khi tắm xong sẽ giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể được cân bằng.
Lưu ý gì khi uống nước?
Nên uống nước đúng cách là uống từ từ từng ngụm nhỏ để cơ thể dễ dàng hấp thụ, tránh uống nhiều một lúc làm cơ thể bị loãng máu, mồ hôi tiết ra thông qua lỗ chân lông nhiều khiến cơ thể mất đi khoáng chất. Nên uống nhiều nước vào buổi sáng và giảm dần đến tối.
Tùy theo thể trạng, hoạt động của từng người cần uống nước khác nhau, thông thường là 8 ly tương đương 2 lít nước. Tuy nhiên, lượng nước cũng cần thay đổi phù hợp theo từng ngày một cách vừa đủ.
Cần uống nước trước khi vận động để cơ thể có lượng tích trữ tránh trường hợp mất nước khi vận động gây mệt mỏi.
Nhưng cần lưu ý rằng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để uống nhiều nước hơn, chẳng hạn như người mắc bệnh thận, bệnh nhân có chức năng gan bất thường, và bệnh nhân mắc bệnh tim, những bệnh nhân này nếu uống nhiều nước sẽ làm tăng thêm tình trạng của bệnh, kiến nghị làm theo lời khuyên của bác sĩ để xác định lượng nước uống hàng ngày.