Lý thuyết y học Trung Quốc cho rằng gan có vai trò quan trọng như "tướng quân" đối với cơ thể người. Muốn khỏe mạnh, sống thọ thì chỉ có thể đạt được bằng cách nuôi dưỡng gan.
Gan là một trong những cơ quan nội tạng hoạt động âm thầm trong cơ thể chúng ta. Cơ quan này là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh, dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc...
Đáng nói là, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, vì thế nếu gan bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Phải đến khi bệnh trở nặng thì các dấu hiệu điển hình mới dần lộ diện.
Lý thuyết y học Trung Quốc cho rằng gan có vai trò quan trọng như "tướng quân" đối với cơ thể người. Muốn khỏe mạnh, sống thọ thì chỉ có thể đạt được bằng cách nuôi dưỡng gan.
5 hành vi làm tổn thương gan nhiều nhất
1. Ăn nhiều dầu mỡ. Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm trong thời gian dài, tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và gan, mật sẽ tăng lên đáng kể.
2. Nghiện rượu. Trong quá trình phân hủy rượu, chất độc hại acetaldehyde sinh ra sẽ trực tiếp gây tổn thương cho tế bào gan, lâu dần rất dễ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.
3. Đồ ngọt. Lượng đường dư thừa không kịp tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ lại trong gan, dễ gây ra gan nhiễm mỡ, xơ gan và cuối cùng hình thành bệnh ung thư gan.
4. Thường xuyên tức giận. Cảm xúc tồi tệ, hay tức giận làm cho gan bị ứ đọng hoặc tắc nghẽn, từ đó dẫn đến một loạt bệnh nghiêm trọng.
5. Thức khuya. Từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng là thời gian giải độc gan, nếu bạn không ngủ, gan của bạn sẽ không thể giải độc được.
3 cách "hồi sinh" lá gan, phòng ngừa bệnh tật ở gan
1. Có chế độ ăn uống điều độ
- Ăn sáng đầy đủ: Nếu không ăn sáng, cơ thể không thể nạp đủ chất dinh dưỡng, đồng thời sẽ tiêu thụ protein và glycogen dự trữ trong gan, tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến công việc của gan.
- Chế độ ăn nhạt, và cân đối khẩu phần ăn hợp lý theo tỷ lệ đảm bảo chất đạm, chất béo, vitamin,… có tác dụng phục hồi tốt phần gan bị tổn thương.
- Ăn nhiều rau cải đắng: Vị đắng của rau cải đắng có thể gây khó chịu cho một số người, tuy nhiên loại rau này rất tốt cho gan. Chất glucosinolates có thể giúp men gan xử lý độc tố hiệu quả hơn, giảm tác động tiêu cực của hóa chất có hại lên cơ thể.
- Ăn nhiều yến mạch: Tiêu thụ bột yến mạch giúp cung cấp nhiều chất xơ cần thiết như hợp chất beta-glucans, do đó có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng gan.
2. Ngâm chân dưỡng gan, giảm mệt mỏi
Y học Trung Quốc tin rằng bàn chân vận chuyển khí và máu, kết nối các tạng, thông suốt cả trong lẫn ngoài. Bàn chân không chỉ là điểm đầu của 3 kinh mạch âm như lá lách, gan và thận mà còn là điểm cuối của 3 kinh mạch dương như dạ dày, bàng quang và túi mật.
Khi ngâm chân, các mạch máu ở bàn chân được giãn ra và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. Đồng thời, lòng bàn tay và mu bàn chân cũng có các khu phản xạ gan, việc ngâm chân và xoa bóp cùng lúc sẽ có vai trò điều hòa gan.
3. Tập thể dục là cách tốt nhất để dưỡng gan
Vận động phù hợp có thể tăng cường trao đổi chất của cơ thể, đồng thời có thể đạt được hiệu quả dưỡng gan. Khi tập luyện, tốt nhất là tập một số bài tập nhẹ nhàng, cường độ thấp như chạy bộ, đạp xe, leo cầu thang, cầu lông, bơi lội... Mỗi lần tập có thể duy trì khoảng 30 phút, thời gian không nên quá lâu, tập quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, mỗi người cần phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để biết tình trạng của gan, hãy điều trị kịp thời nếu mắc các tổn thương về gan để tránh đối mặt với ung thư gan.