Tắm là cách làm sạch da và giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc chọn sai thời điểm tắm có thể gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể.
Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều trường hợp bị đột tử khi đang tắm, đặc biệt là vào lúc trời lạnh. Tại sao đi tắm lại nguy hiểm như vậy?
Feng Bin, Phó bác sĩ trưởng khoa Tim mạch, Trung tâm Y tế số 1, Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, giải thích có nhiều yếu tố gây đột tử khi tắm, trong đó phổ biến nhất là do biến chứng tim mạch.
Khi nạn nhân mắc bệnh tim, đi tắm mùa lạnh có thể dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu não, gây thiếu máu cục bộ, cuối cùng khiến tim ngừng đập. Ngoài ra, việc đi tắm vào mùa lạnh cũng có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não, tăng huyết áp... gây ra tai nạn trong nhà tắm và cuối cùng gây tử vong.
Các bác sĩ khuyên nên tắm từ trên cổ trở xuống dưới sau đó mới quay trở lại phần đỉnh đầu. Nước tắm gội không nên quá lạnh hoặc quá nóng vì sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Trình tự đúng khi tắm đó là: Đầu tiên là rửa mặt, sau đó tắm toàn thân, cuối cùng mới là gội đầu.
Bác sĩ nói thêm rằng, tắm là cách làm sạch da và giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc chọn sai thời điểm tắm có thể gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể.
Theo quan điểm khoa học, không có yêu cầu cụ thể về thời điểm tắm. Có người thích tắm trước khi đi ngủ để giúp thư giãn cơ bắp và ngủ tốt, cũng có người thích tắm vào buổi sáng.
Nhưng vào mùa lạnh, hãy cẩn thận và cố gắng tránh tắm, gội ở những thời điểm sau.
1. Tắm sau khi ăn
Sau khi ăn xong không nên tắm gội ngay, lúc này máu đang tập trung ở đường tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột. Việc tắm gội sẽ khiến lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa giảm. Điều này sẽ khiến đường tiêu hóa bị tổn thương.
2. Tắm sau khi uống rượu
Dưới sự kích thích của rượu, mạch máu sẽ giãn ra một chút, dẫn đến huyết áp giảm xuống. Tắm rửa, gội đầu sau khi uống rượu, lượng đường trong máu giảm, huyết áp không ổn định sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, thậm chí hôn mê.
3. Tắm khi đang cảm thấy chóng mặt
Chóng mặt, tầm nhìn giảm là 2 triệu chứng rất quen thuộc của tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ). Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê, liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề. Khi chóng mặt, bạn nên nằm nghỉ một chỗ, tuyệt đối không nên đi tắm.
4. Tắm ngay sau khi tiêm insulin
Bệnh nhân tiểu đường tắm gội ngay sau khi tiêm insulin sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu insulin và dễ gây hạ đường huyết, chóng mặt... gây tai nạn.
5. Tắm khi bị tụt huyết áp
Khi cơ thể rơi vào tình trạng huyết áp thấp... nhiều người sẽ nghĩ đến việc đi tắm nước nóng để cơ thể thoải mái hơn nhưng điều này rất nguy hiểm. Nước nóng có thể khiến các mạch máu của chúng ta giãn ra, dễ gây thiếu máu lên não khiến cơ thể càng mệt mỏi, chóng mặt hơn. Chính vì thế, khi bị tụt huyết áp, bạn tốt nhất không nên đi tắm, gội đầu.
Mùa đông cần lưu ý điều gì khi đi tắm, gội đầu?
Giữ ấm
Vào mùa đông, nhiệt độ chênh lệch giữa ngoài trời và phòng tắm lớn dễ bị cảm lạnh. Tốt nhất nên làm ấm cơ thể trước và sau khi tắm. Ví dụ như bật trước máy sưởi trong phòng tắm để đảm bảo phòng tắm ấm áp, sau khi tắm xong nên mặc quần áo dày, tránh gió. Dùng khăn lau khô đầu.
Đừng để nước quá nóng
Khi tắm vào mùa đông, nhiệt độ nước không nên quá cao, tắm nước quá nóng có thể gây thiếu máu cơ tim, thiếu oxy. Tốt nhất nên kiểm soát nhiệt độ nước tắm ở mức vừa phải, khoảng 40 độ C.
Chú ý đến thời gian tắm
Thời gian tắm không nên quá dài, càng tắm lâu cơ thể càng mệt mỏi, thậm chí có thể gây rối loạn nhịp tim, trượt chân và các tai nạn khác, tốt nhất nên kiểm soát thời gian tắm trong vòng 20 phút.
Đặt một chiếc ghế dài nhỏ trong phòng tắm
Người cao tuổi có thể khó đứng lâu để tắm, vì vậy người cao tuổi có thể mang theo một chiếc ghế nhỏ để ngồi tắm rửa, vừa tiết kiệm năng lượng vừa không lo bị trượt ngã.
Tắm sớm
Vào mùa lạnh, bạn không nên tắm rửa, gội đầu sau 8h tối.