Mất ngủ, khó chịu về đêm, da nóng ran, nổi mụn nhọt là những biểu hiện thường gặp khi bạn bị nóng trong người. Vậy nóng trong người nên uống gì?
1. Nguyên nhân gây nóng trong người
Nóng trong người (nội nhiệt) là hiện tượng mà người bệnh thường cảm thấy nhiệt độ cơ thể ở mức cao nhưng hoàn toàn bình thường ở bên ngoài. Nóng trong người có thể do sự thay đổi nội tiết bên trong cơ thể như mang thai, có kinh nguyệt hoặc các yếu tố môi trường bên ngoài như chế độ ăn uống, sinh hoạt.
2. Tác hại của nóng trong người là gì?
Nóng trong người không phải là vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên nếu để lâu dài có thể:
- Gây suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm khuẩn;
- Nguy hiểm hơn là gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa;
- Mất nước nhiều khi bị nóng trong người có thể dẫn tới tiểu ít, rối loạn điện giải, huyết áp cao gây co giật, hôn mê, thậm chí là nhiễm độc thần kinh;
- Hơn nữa nóng trong người có thể thâm nhập phần huyết, dẫn tới sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn điện giải.
3. Nóng trong người nên uống gì cho mát?
“Nóng trong người uống gì cho mát” là thắc mắc của nhiều người. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy thử uống các loại nước sau đây để giải nhiệt:
Uống 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và làm mát cơ thể.
- Uống nước ép từ các loại rau củ tươi mát có tính thanh nhiệt như rau má, mồng tơi, rau dền, rau đay, khổ qua, dưa chuột, bí đao, rau ngót, diếp cá...;
- Uống nước epstuwf dâu tây, dâu tằm, cà chua, nha đam, cam, bưởi, dưa gang, đu đủ, thanh long, nước dừa, nước vối, sắn dây, râu bắp,...;
- Uống nước nấu từ các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen... để giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, chống táo bón;
Tuy nhiên, những người bị nóng trong cần kiêng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, không uống các loại chất kích thích như cà phê, trà, nước tăng lực, hút thuốc lá để hạn chế đưa chất độc vào gan.