Đeo khẩu trang đã trở thành việc không thể thiếu trong thời gian đại dịch COVID-19 xảy ra và đe dọa cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách đeo khẩu trang cho đúng.
Mới đây, chuyên trang Cnalifestyle của Channelnewsasia đã đưa ra những chia sẻ của chuyên gia về các thói quen xấu khi đeo khẩu trang khiến cho vi trùng có thể lây lan và góp phần làm lây nhiễm COVID-19.
Nói đến những thói quen xấu, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng đó phải là những thói quen gây mất vệ sinh như là ngoáy mũi, khạc nhổ chẳng hạn. Ít ai nghĩ rằng, việc đeo khẩu trang sai cũng là những thói quen xấu. Thực tế, đeo khẩu trang đã trở thành việc không thể thiếu trong thời gian đại dịch COVID-19 xảy ra và đe dọa cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách deođ khẩu trang đúng cách.
Tiến sĩ Catherine Ong, chuyên gia tư vấn của bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho hay: Bề mặt của khẩu trang thường chứa vi khuẩn. Với một người nhiễm bệnh, các phần tử virus sẽ tích tụ trên bề mặt khẩu trang tiếp xúc với da mặt. Chính vì thế, có một số thói quen khi dùng khẩu trang, như là kéo khẩu trang xuống dưới cằm trước khi ăn hoặc uống, hoặc tạm thời chuyển nó đeo vào cánh tay trước khi bạn chạy hoặc làm việc gì đó... được đánh giá là thói quen dùng khẩu trang không đúng và hoàn toàn có thể gây ra hệ lụy khôn lường.
Bác sĩ Grace Huang, bác sĩ đa khoa của Phòng khám DTAP, Singapore, cho biết: "Đeo khẩu trang ở khuỷu tay hoặc cằm đều là thói quen không tốt và làm mất đi mục đích của việc đeo khẩu trang để bảo vệ hoặc giảm nguy cơ nhiễm trùng".
Kéo khẩu trang xuống cằm
Tiến sĩ Catherine Ong cho biết "các bề mặt của khẩu trang chứa vi khuẩn. Đối với một người bị nhiễm bệnh, các virus sẽ tích tụ trên bề mặt tiếp xúc với da mặt. Hơn nữa, khẩu trang đeo thường được làm ẩm bằng các giọt nước bọt và đường hô hấp, điều này làm cho bề mặt bên trong của nó là môi trường thuận lợi hơn cho virus tồn tại so với bề mặt khô".
Tiến sĩ Huang cũng cho biết, bề mặt bên ngoài của khẩu trang không khá tốt hơn vì nó được bao phủ bởi vi khuẩn, virus và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. "Kéo khẩu trang xuống cằm có nghĩa là bề mặt bên ngoài của khẩu trang có thể tiếp xúc với mặt và có thể là môi dưới của bạn. Việc này sẽ làm lây lan các mầm bệnh này trực tiếp đến miệng và mặt của bạn", bác sĩ Huang khuyến cáo.
Đeo khẩu trang trên tay
Tiến sĩ Huang cho biết, việc treo khẩu trang vào cánh tay có thể thuận tiện cho bạn khi làm một việc nào đó nhưng đây lại không phải là việc được khuyến khích. Mặc dù mồ hôi không được biết là có thể lây lan COVID-19, nhưng khi bạn đổ mồ hôi, bạn có thể vô tình chạm vào mặt, điều này làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh từ tay hoặc cánh tay sang mắt, mũi và miệng.
Ngược lại, bạn có thể đưa vào miệng nhiều mầm bệnh hơn khi đeo lại khẩu trang. Tiến sĩ Huang cho biết: "Bạn đang lây lan mầm bệnh từ cánh tay của mình, có thể đã chạm vào nhiều bề mặt thông thường, đến mũi và miệng. Lựa chọn tốt nhất là nên có một chiếc túi zip sạch để bảo vệ khẩu trang khỏi tác động của môi trường bên ngoài".
Đặt khẩu trang lên ví hoặc điện thoại vì không muốn đặt trực tiếp lên bàn
Bạn đã rất sai lầm khi nghĩ rằng đặt khẩu trang lên ví hoặc điện thoại sẽ vệ sinh hơn là đặt trực tiếp trên bàn. Tiến sĩ Huang cho biết: "Ví và điện thoại có lẽ là một trong những đồ vật bẩn nhất mà chúng ta sở hữu. Chúng ta chạm vào các bề mặt bên ngoài, sau đó cầm vào điện thoại và ví của mình, về cơ bản làm cho chúng nhiễm bẩn. Lựa chọn an toàn nhất vẫn là một hộp đựng hoặc giá đỡ khẩu trang sạch, không tiếp xúc với bụi bẩn và mầm bệnh bên ngoài".
"Và hãy quên việc gấp khẩu trang của bạn lại trước khi cất nó vào túi (dù cẩn thận đến đâu). Điều này không lý tưởng vì mặt nạ có thể bị nhàu nát hoặc bị dịch chuyển khi di chuyển", tiến sĩ Huang nói.
Nên chọn đúng loại khẩu trang và đeo khẩu trang đúng cách
Tiến sĩ Huang cho biết, khẩu trang vải tái sử dụng không có khả năng chống thấm nước và có thể dễ dàng thấm mồ hôi hoặc bất kỳ chất lỏng nào mà nó tiếp xúc. Vì vậy, những chiếc mặt nạ này hoạt động giống như bọt biển, hút chất lỏng trên cánh tay hoặc cằm của bạn, và chuyển nó vào miệng và mũi khi bạn đeo mặt nạ trở lại.
Tiến sĩ Huang cho biết: "Khẩu trang y tế dùng một lần có khả năng kháng chất lỏng và lọc tốt hơn khẩu trang bông tái sử dụng. Tuy nhiên, khẩu trang giấy dùng một lần sẽ không có hiệu quả tương tự".