Ngủ trưa có ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ? Các chuyên gia khuyên rằng cần lưu ý điều này khi ngủ để cơ thể khỏe mạnh.
Rõ ràng tôi đã ngủ trưa rồi, sao mà vẫn cảm thấy mệt?
Tiểu Bình là một nhân viên văn phòng, cô có thói quen ngủ trưa sau bữa ăn để nạp lại năng lượng. Tuy nhiên, để thuận tiện, mỗi ngày cô đều nằm bò ra bàn làm việc để chợp mắt hơn một tiếng. Điều làm cô ngạc nhiên đó chính là sau khi thức dậy, cô cảm thấy đau mỏi vai gáy. Bất luận là cô ngủ bao nhiêu lâu, lúc thức dậy đều cảm thấy mệt mỏi.
Vốn dĩ việc ngủ trưa nhằm giúp hiệu suất công việc cao hơn nhưng có người lại cảm thấy ngày càng thiếu năng lượng. Vậy rốt cuộc nguyên nhân là do đâu.
1. Tác dụng của ngủ trưa
Giảm bớt mệt mỏi
Một nghiên cứu của Anh phát hiện ra rằng ngủ trưa khoảng 10 phút có tác dụng đáng kể, tốt hơn với việc ngủ thêm hai tiếng vào ban đêm. Ngủ trưa còn giúp cơ thể sạc lại năng lượng, nâng cao chất lượng làm việc buổi chiều.
Giảm huyết áp
Nghiên cứu chỉ ra, người làm việc cường độ cao sẽ làm huyết áp tăng cao. Việc này đối với người bị huyết áp cao càng không có lợi. Một giấc ngủ trưa có thể lấy lại trạng thái, giảm căng thẳng, từ đó huyết áp sẽ được cân bằng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Một chuyên gia người Đức nghiên cứu đã có một nghiên cứu chứng minh rằng, 1 giờ chiều là khoảng thời gian tốt nhất để ngủ trưa. Thời điểm ấy có thể kích thích tế bào lympho trong cơ đồng thời tế bào miễn dịch được tăng cường hoạt động.
2. Ngủ trưa có thể ảnh hưởng tuổi thọ như thế nào
Theo nghiên cứu được đăng trên “Tạp chí Lâm sàng Châu Âu”, khảo sát 3,236 người có độ tuổi trung bình 52,5 ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Các đối tượng được chia thành 4 nhóm khác nhau theo thời gian ngủ trưa: không ngủ, 0 - 0,5 giờ, 0,5 - 1 giờ, và hơn 1 giờ.
Căn cứ vào phân tích số liệu cho thấy, người cao tuổi tập luyện thể dục cường độ cao và người uống rượu thời gian ngủ trưa dài. Nữ giới và người tự cảm thấy cơ thể khỏe mạnh thời gian ngủ trưa sẽ ngắn hơi một chút.
Đồng thời họ phát hiện mối quan hệ giữa thời gian ngủ trưa và 4 loại bệnh: Đầu tiên, với người không ngủ trưa hoặc người ngủ dưới 30 phút, tỉ lệ máu nhiễm mỡ cao nhất. Tiếp đến, bệnh tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ thường gặp ở những người ngủ trưa hơn một tiếng.
Vậy nên, không phải ngủ trưa không tốt, mà là thời gian ngủ trưa quá dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một giấc ngủ trưa kéo dài 30 phút là phù hợp nhất.
Tiến sĩ Sarah Mednick, một chuyên gia về giấc ngủ của trường Đại học Harvard có chia sẻ một số thông tin về giấc ngủ trưa:
Ngủ 2 - 5 phút: Đơn giản chỉ là chợp mắt một lúc. Mục đích không phải để chìm vào giấc ngủ mà để cơ thể bình tĩnh và chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.
Ngủ 10 - 15 phút: Bạn sẽ dễ thức dậy hơn khi không ngủ sâu. Với khoảng thời gian “ngủ”này, khi thức dậy bạn có thể nhanh chóng chuyển sang trạng thái làm việc và học tập, hiệu quả làm việc của não sẽ được cải thiện.
Ngủ 20 - 30 phút: Khoảng thời gian ngủ này đủ để cơ thể giảm bớt mệt mỏi mà không khiến cơ thể quá say giấc, khó thức dậy.
3. Kiểu người không nên ngủ trưa
Nhà nghiên cứu giấc ngủ người Israel cho biết, huyết áp và nhịp tim của con người sẽ giảm tần suất hoạt động khi cơ thể trong trạng thái ngủ. Chỉ sau thức giấc, cơ thể mới trở về trạng thái bình thường. Việc này đối với người cao tuổi sẽ tăng nguy cơ vỡ mạch máu trong quá trình thức dậy. Chuyên gia khuyến cáo, có 3 kiểu người cao tuổi không nên ngủ trưa:
- Người già mắc bệnh huyết áp thấp. Những giấc ngủ trưa ngắn có thể khiến huyết áp giảm và người bị huyết áp thấp dễ dàng xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn như khó thở.
- Người trên 64 tuổi có cân nặng hơn 20% cân nặng chuẩn. Đối với người bị béo phì, giấc ngủ trưa nên thực hiện trước bữa ăn 20-30 phút hoặc vận động nhẹ nhàng rồi mới ngủ trưa để tránh phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Người cao tuổi bị rối loạn hệ thống tuần hoàn máu. Bởi sau bữa trưa, một lượng lớn máu tập trung ở dạ dày để tiêu hóa, lượng oxy cung cấp lên não sẽ giảm, dễ gây chóng mặt.