Việc uống nước giúp giảm độ nhớt của máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các loại nước đều phù hợp để bệnh nhân tiểu đường.
Trong nhiều năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăn. Các nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam là 7,3%.
Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật): Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, ban đầu sẽ không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không kiểm soát đường huyết hợp lý thì có thể khiến cho độ nhớt của máu ngày càng cao, gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não; thậm chí còn gây hại thị lực, tổn thương thận... Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra cách kiểm soát đường huyết hiệu quả mà chỉ thông qua việc kiểm soát bằng thuốc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt.
Trong đó, các thức uống mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày có tác động không nhỏ đến lượng đường huyết. Khi có đường huyết tăng cao, nhiều người sẽ thấy khát nước vì lúc này cơ thể ở trạng thái áp suất thẩm thấu cao, nước sẽ nhanh chóng bị tiêu hao. Việc uống nước giúp giảm độ nhớt của máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các loại nước đều phù hợp để bệnh nhân tiểu đường.
Có 3 loại nước dưới đây không phù hợp vì thế mọi người cần chú ý.
Người có lượng đường huyết cao nên uống càng ít 3 loại nước này càng tốt
1. Nước trái cây đóng hộp
Nhiều người cho rằng các chất dinh dưỡng trong trái cây sẽ được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn khi ép thành nước. Do đó khi đến các cửa hàng tiện lợi, mọi người thường mua nước ép trái cây về uống.
Tuy nhiên những chai nước ép nho, nước cam, nước chanh, nước dưa hấu đóng chai thường được bổ sung chất tạo ngọt để gia tăng hương vị. Việc lạm dụng nước hoa quả có thể gây tích tụ quá nhiều glucose và fructose, không có lợi cho việc ổn định đường huyết trong cơ thể.
Để ổn định lượng đường trong máu của mình, bệnh nhân tiểu đường nên chọn sinh tố rau để bổ sung chất xơ và chất dinh dưỡng thay vì chọn nước ép hoa quả.
2. Đồ uống có ga
Bệnh nhân tiểu đường nên tránh uống những đồ uống này càng nhiều càng tốt. Điều này là do đồ uống có ga chứa rất nhiều đường, cơ thể nạp vào người quá nhiều đường sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu, từ đó sẽ khiến đường huyết tăng vọt.
3. Đồ uống có cồn
Nhiều người nghĩ rằng rượu không chứa đường và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu. Nhưng rượu có thể kích thích các cơ quan khác nhau trong cơ thể và dễ gây biến chứng tiểu đường hơn.
Uống rượu trong thời gian dài làm tê liệt mô não và ảnh hưởng đến sức khoẻ của phổi, gan, thậm chí chức năng lọc của thận sẽ bị cản trở. Từ đó có thể khiến cho khả năng bị tăng đường huyết cao hơn.
Vậy người tiểu đường nên tiêu thụ thức uống nào?
1. Nước lọc
Nước lọc không calo, tốt cho việc đào thải độc tố tích tụ trong máu hiệu quả hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, giúp thúc đẩy khả năng tiết insulin của tuyến tụy. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý không nên uống nước quá sát giờ đi ngủ. Nên uống trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
2. Nước luộc mướp đắng
Nước luộc mướp đắng. Bạn có thể lấy 300g mướp đắng cắt nhỏ đem đun sôi với lượng nước vừa đủ, để nguội rồi uống. Hoặc có thể ngâm mướp đắng lát mỏng trong nước 30 phút và uống.
Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Ngoài ra saponin có trong mướp đắng còn có thể làm giảm lượng đường trong máu.
3. Trà đen
Lượng polysaccharide và polyphenol trà đen dồi dào hơn, có hiệu quả trong việc ổn định hàm lượng đường trong máu. Hơn nữa, hoạt chất amylase trong trà còn có tác dụng ức chế các loại thực phẩm giàu tinh bột như bột, gạo mà chúng ta thường ăn; ngăn không cho chúng nhanh chóng bị phân hủy thành đường và đi vào máu. Đồng thời, trà đen cũng có thể làm mềm các mạch máu và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.