Bạn hãy quan sát những thay đổi dù là nhỏ nhất của bản thân để kịp thời can thiệp.
Ở nước ta, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Có nhiều người mắc đái tháo đường ở độ tuổi 25-30 mà không hề biết.
Tiểu đường là tình trạng tăng glucose trong máu, là bệnh mạn tính, không thể chữa lành. Tại Việt Nam, có đến 55% bệnh nhân tiểu đường có biến chứng, nhất là vùng mắt, tim mạch, thần kinh và thận. Do đó việc kiểm soát đường trong máu là điều rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng.
Bạn hãy quan sát những thay đổi dù là nhỏ nhất của bản thân để kịp thời can thiệp. Nếu cơ thể có 3 triệu chứng này vào ban đêm, coi chừng lượng đường trong máu đang tăng quá cao.
Khi ngủ, cơ thể phát ra 3 tín hiệu này, cần coi chừng lượng đường trong máu cao vượt trội
1. Đang ngủ bỗng thấy đói
Nếu bạn đã ăn no vào bữa tối mà vẫn thấy đói khi đi ngủ thì rất có thể đó là dấu hiệu quá trình chuyển hóa đường trong máu đang có bất thường. Điều đó khiến cho dinh dưỡng, lượng đường đi vào cơ thể không được dung nạp đầy đủ, khiến cơ thể đuối sức và liên tục cảm thấy đói.
Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu của mình.
2. Da bị ngứa giữa đêm
Những người có lượng đường trong máu cao thường xuyên bị ngứa da. Vì sao lại như vậy?
Theo bác sĩ JI Li-nong (trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh), khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da tay chân.
3. Tê chân giữa đêm
Khi chỉ số đường huyết tăng cao, các vi mạch sẽ đối diện với khả năng tổn thương rất cao. Khi đó sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Người bệnh tiểu đường sẽ thường cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi không hoạt động.
Thực hiện gấp 2 việc để đường huyết được ổn định
1. Chăm chỉ đi bộ mỗi ngày
Hiện nay, có nhiều người cho rằng việc đi bộ thường xuyên có tác dụng hạ đường huyết, có người lại cho rằng cách này chỉ khiến người tiểu đường thêm đuối sức mà thôi. Vậy câu trả lời cuối cùng là gì?
Đi bộ là một trong những cách vận động lành mạnh nhất. Nếu một người duy trì việc đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Đi bộ thường xuyên cũng có thể tăng cường sức khỏe thể chất, đồng thời giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm hàm lượng đường trong máu.
Theo dữ liệu trên Tạp chí Tiểu đường được công bố vào năm 2019: Những bệnh nhân tiểu đường nếu duy trì thói quen đi bộ nửa giờ mỗi ngày, thì sẽ có lượng đường huyết thấp hơn những người không có thói quen đó.
Đi bộ đặc biệt phù hợp với những người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, chỉ dựa vào đi bộ thôi là chưa đủ, bạn còn phải kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày.
2. Tránh xa 2 món ăn chay làm tăng đường huyết
- Đầu tiên đó là củ sen: Củ sen có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, thông gan, nhuận phổi, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể. Tuy nhiên hàm lượng tinh bột trong củ sen khá cao, không phù hợp với người tiểu đường.
- Dưa chua: Dưa chua có chứa lượng muối lớn, gây hại cho sức khỏe của mạch máu và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phân hủy đường trong máu. Do đó, những người có lượng đường trong máu cao nên ăn ít dưa chua.
Thay vì sử dụng 2 món ăn trên, người tiểu đường có thể tăng cường bổ sung:
- Mướp đắng vì rất giàu vitamin và chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường trong thức ăn, đồng thời tăng chuyển hóa và sử dụng đường. Theo các nghiên cứu liên quan, cấu trúc hóa học của dịch chiết từ mướp đắng tương tự như insulin, có chức năng hạ đường huyết. Vì vậy, so với các loại thực phẩm khác, tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng là rất lớn.
- Hành tây cũng là một loại thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Nó không chỉ chứa các chất kích thích tổng hợp và bài tiết insulin mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.