Không phải đồ uống này không tốt cho sức khỏe nhưng khi uống không đảm bảo 4 điều sau lại biến chúng thành kém lành mạnh, nhịp tim tăng vọt rất nguy hiểm.
Cà phê - Đồ uống có thể khiến nhịp tim tăng vọt
Cà phê có thể giúp bạn tăng cường phục hồi năng lượng để vượt qua một ngày bận rộn nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Theo nghiên cứu gần đây được trình bày tại Phiên họp Khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2021, những người uống cà phê có thể nhận thấy nhịp tim tăng vọt bất thường nếu uống quá nhiều cà phê.
Nghiên cứu (được tài trợ một phần bởi Khoa Tim mạch của Đại học California, San Francisco) đã quan sát 100 tình nguyện viên trung bình 38 tuổi. Khi những người tham gia uống nhiều hơn một tách cà phê. Kết quả đo từ thiết bị điện tâm đồ mà họ đeo - thiết bị theo dõi nhịp tim - ghi lại số lượng gấp đôi, hoặc tăng 54%, các cơn co thắt tâm thất ở các buồng tim phía dưới.
"Cà phê là thức uống được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới và những ảnh hưởng sức khỏe của nó vẫn chưa chắc chắn", BS Gregory Marcus, một trong những tác giả nghiên cứu, phó trưởng khoa tim mạch và là giáo sư nghiên cứu bệnh rung nhĩ tại Đại học của California, San Francisco, giải thích.
BS Marcus tiếp tục lưu ý, phần lớn các nghiên cứu quan sát dài hạn đưa ra nhiều lợi ích tiềm ẩn của việc uống cà phê nhưng đây là thử nghiệm ngẫu nhiên đầu tiên nhằm điều tra các hậu quả theo thời gian thực của việc uống cà phê.
Điều đó nói lên rằng, nghiên cứu này chỉ ra cà phê gây tác động mang ý nghĩa tạm thời đến nhịp tim của bạn.
TS Jim Liu (một bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio) cho biết: "Là một chất kích thích, caffeine có thể có tác động ngắn hạn đến tim", có thể bao gồm cả việc "tăng huyết áp và gia tăng những cơn đánh trống ngực".
Tuy nhiên, theo TS Liu, trong khi "tiêu thụ caffeine kéo dài có thể làm tăng huyết áp một chút nhưng nếu tiêu thụ với liều lượng vừa phải, phù hợp thể trạng từng người thì không được chứng minh là có bất kỳ tác động xấu lâu dài nào đến sức khỏe tim mạch".
Điều quan trọng là bạn phải uống cà phê có chừng mực. Về việc phải làm gì nếu bạn cảm thấy nhịp tim của mình có phần giảm đi sau khi uống cà phê, TS Liu cho rằng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình nếu bạn đang có nhịp tim không đều, đặc biệt nếu chúng dai dẳng và gây khó chịu thường xuyên.
Uống cà phê đúng cách - 4 nguyên tắc chuyên gia muốn bạn ghi nhớ
1. Không uống quá nhiều
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm ( Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), lượng cà phê uống mỗi ngày phụ thuộc vào tổng lượng caffeine có trong cà phê và các thức uống có caffeine. Ví dụ hàng ngày bạn uống cà phê rồi còn uống thêm trà nữa thì cần phải cân đo số lượng để giảm bớt cho hợp lý.
Giải pháp: Không nạp vào cơ thể quá 400mg caffeine/ngày với người khỏe mạnh bình thường. Nếu chỉ uống mỗi cà phê sẽ tương đương 3 tách cà phê thông thường. Nếu bạn có uống trà hay đồ uống chứa caffeine khác hãy căn chỉnh để giảm cho hợp lý.
2. Không uống cà phê khi còn nóng
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, cà phê là một loại đồ uống thường được pha nóng và nhiều người có thói quen uống khi nhiệt độ trên 65 độ C. Điều này làm gia tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Giải pháp: Sau khi pha cà phê xong hãy cố gắng chờ khoảng 5-10 phút để nhiệt độ giảm xuống hãy thưởng thức để bảo vệ thực quản của bạn.
3. Không uống buổi tối nếu bạn muốn ngủ ngon
Caffeine có chứa trong cà phê là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ. Đó là lý do nhiều người lựa chọn uống cà phê khi làm việc vì nó giúp đầu óc tỉnh táo hơn.
Giải pháp: Không nên uống cà phê buổi tối, người đang bị mất ngủ không nên uống.
4. Không uống cà phê với nhiều đường sữa
Bổ sung lượng đường sữa quá nhiều trong cà phê có thể dẫn đến nguy cơ béo phì, tăng cân, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giải pháp: Hạn chế đường sữa khi uống cà phê tối đa tùy theo khẩu vị.