Cách xử lý khi bị rát lưỡi và khô miệng kéo dài tại nhà
-
Liên hệ
-
Số lượng:
Rát lưỡi và khô miệng kéo dài là tình trạng thường gặp. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng như viêm tuyến nước bọt, nấm miệng, cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị hoặc do bỏng lưỡi. Vậy cách xử lý khi bị rát lưỡi và khô miệng tại nhà là gì? Ta có thể làm gì giúp phòng ngừa tình trạng này? Hãy cùng QUEEN OILS tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Rát lưỡi và khô miệng kéo dài là hiện tượng phổ biến, gây bất tiện cho người mắc trong sinh hoạt và ăn uống. Tình trạng rát lưỡi và khô miệng có thể do tổn thương khoang miệng, do tác dụng không mong muốn của một số nhóm thuốc điều trị hoặc báo hiệu bệnh răng miệng. Vậy cách xử lý khi bị rát lưỡi và khô miệng là gì?
Nguyên nhân gây rát lưỡi là gì?
Tổn thương lưỡi
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày như cười nói, nhai thức ăn… bạn có thể gặp phải tình trạng rát lưỡi hay khô miệng. Điều này thường do tai nạn sinh hoạt như cắn phải lưỡi, ăn phải đồ quá nóng hay quá lạnh gây bỏng lưỡi.
Tình trạng này cũng có thể do ăn quá nhiều thực phẩm chứa gia nhỏ như mía, dứa gây rát lưỡi. Nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách như đánh răng quá mạnh, não lưỡi nhiều, ngậm nước muối trong khoảng thời gian dài cũng gây nên tình trạng khô miệng, rát lưỡi.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị của một số loại thuốc có thể gây hiện tượng giảm tiết nước bọt, gây khô miệng và rát lưỡi. Một số nhóm thuốc thường gặp tác dụng phụ này, đó là:
- Nhóm thuốc chống trầm cảm: Fluoxetine, imipramine…
- Thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin, đặc biệt là nhóm thế hệ cũ như clorpheniramin, cimetidine, doxepin.
- Thuốc chống nghẹt mũi.
- Thuốc điều trị ung thư.
- Thuốc ức chế protease trong điều trị ung thư.
- Thuốc ức chế men chuyển trong điều trị bệnh lý tim mạch, huyết áp.
Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị lâu dài có thể gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B1, vitamin B9, vitamin B12, sắt, magie… cũng gây nên tình trạng khô rát miệng.
Thuốc điều trị thường gây rát lưỡi
Nấm miệng
nấm miệng dễ gặp phải ở đối tượng bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường tuýp 1 và 2, HIV/AIDS. Khi hệ miễn dịch suy giảm, nấm Candida - loại nấm sống ở khoang miệng, vùng hầu họng và hệ tiêu hóa của người sẽ lây lan và phát triển gây tình trạng nấm miệng.
Triệu chứng điển hiền là bệnh nhân xuất hiện những đốm trắng, vàng ở niêm mạc khoang miệng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát lưỡi và các vùng mô khác trong miệng. Tình trạng hôi miệng có thể gặp phải.
Viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt khi tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn, làm giảm tiết nước bọt. Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt bao gồm:
- Vùng tuyến nước bọt bị sưng to, gây phình vùng hàm, biến dạng khuôn mặt, cằm xệ, cổ bạnh.
- Đau rát lưỡi, đặc biệt khi viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi.
- Nước bọt giảm, ít quánh.
- Khô rát khoang miệng.
- Hôi miệng.
- Khó nhai thức ăn, khó nuốt.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng nhiễm trùng như sốt cao, ớn lạnh, khó thở. Nếu triệu chứng diễn biến xấu, bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Khô miệng và rát lưỡi là triệu chứng điển hình của viêm tuyến nước bọt
Cách xử lý khi bị rát lưỡi
Để khắc phục rát lưỡi, bạn có thể sử dụng ngay những nguyên liệu trong căn bếp tại gia. Một số nguyên liệu thường được sử dụng, đó là:
Ngậm đá lạnh
Đây là một cách đơn giản mà lại vô cùng công hiệu trong việc giảm triệu chứng rát lưỡi. Bạn hãy sử dụng một tới 2 viên đá lạnh hoặc lựa chọn nước lạnh để ngậm trực tiếp lên vùng lưỡi bị rát. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy tê liệt lưỡi, kèm theo đó là cảm giác đau cũng dịu bớt.
Cách này đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị rát lưỡi do ăn phải thức ăn quá nóng hay bị nhiệt gây loét miệng. Bạn có thể ngậm nhiều lần trong ngày, tùy vào tình trạng đau.
Cách xử lý khi bị rát lưỡi là gì?
Mật ong
Mật ong với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tuyệt vời sẽ giúp bạn làm dịu các cơn đau rát lưỡi. Bạn có thể ngậm mật ong trong 10 tới 15 phút tại vị trí bị bỏng miệng, cơn đau sẽ lập tức dịu đi.
Bạn cũng có thể sử dụng mật ong để tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp vùng rát lưỡi giảm đau sau khi va chạm, cọ sát với thức ăn, vừa giúp trôi đi mảng bám thức ăn trong khoang miệng.
Tuy nhiên, lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Trong mật ong có chứa một số bào tử vi khuẩn, trẻ em với sức đề kháng kém cùng khả năng tự đào thải mầm bệnh yếu nên dễ gây nên tình trạng ngộ độc.
Nha đam
Nha đam có chứa chất cồn thạch nha đam là chất có tính kháng khuẩn mạnh. Đồng thời, cảm giác thanh mát mà gel nha đam mang lại sẽ giúp làm dịu cảm giác rát lưỡi. Bạn chỉ cần rửa sạch nhánh nha đam, tách phần thịt và bội vào vùng lưỡi bị tổn thương và để khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, súc miệng nhẹ nhàng với nước mát, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Nếu muốn, bạn có thể ủ lạnh gel lô hội trước khi thoa. Bôi lô hội lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm tình trạng rát lưỡi.
Gel nha đam làm dịu tình trạng rát lưỡi
Sử dụng tỏi
Tỏi được biết tới với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh cùng tác dụng giảm đau. Bạn hãy nhai 2 đến 3 tép tỏi sạch, nhai liên tục để nước cốt tỏi chảy ra. Hoặc bạn có thể dùng nước ép tỏi thoa lên vùng da tổn thương. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy rát và xót nhẹ nhưng sau đó cơn đau rát sẽ dịu đi. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả với tình trạng phồng rộp lưỡi.
Baking soda
Baking soda hay NaHCO3 là chất bột có tính kiềm, giúp trung hòa và cân bằng độ pH trong khoang miệng. Ngoài ra, baking soda cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu cơn đau rất hiệu quả.
Bạn hãy hòa bột baking soda vào nước lọc và súc miệng hàng ngày. Bạn cũng có thể hòa với lượng nước ít hơn, tạo thành dung dịch đặc và bôi trực tiếp tại vị trí tổn thương.
Tinh dầu
Tinh dầu đinh hương hoặc tinh dầu tràm trà thường được sử dụng để sát khuẩn và làm dịu vết thương. Pha 3 - 4 giọt tinh dầu trong nước ẩm, súc miệng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để súc miệng là sau mỗi bữa ăn, sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tinh dầu giúp vùng bị thương được kháng khuẩn, chống vi khuẩn và nấm xâm nhập. Ngoài ra, súc miệng tinh dầu sẽ đẩy lùi tình trạng hôi miệng, giúp khoang miệng luôn thơm mát.
Phòng ngừa rát lưỡi như thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng rát lưỡi, bạn có thể áp dụng một số thói quen nhỏ dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng với lực vừa phải 2 lần/ngày và mỗi lần ít nhất 2 phút, súc miệng toàn khoang miệng thường xuyên.
- Cạo cao răng định kỳ 6 tháng/lần tại những cơ sở nha khoa uy tín.
- Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống nhiều đường, chứa chất kích như rượu, bia, thuốc lào, thuốc lá… sẽ gây suy yếu sức khỏe răng miệng.
- Hạn chế ăn số lượng lớn các loại thực phẩm có gai nhỏ phần thân như cuống dứa, mía…
- Nếu bạn trong liệu trình điều trị và cần sử dụng các loại thuốc gây khô miệng, cần uống nước thường xuyên. Tránh để tình trạng khô miệng kéo dài trong ngày.
Vệ sinh răng miệng là bước quan trọng giúp hạn chế tình trạng rát lưỡi, khô miệng
Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về cách xử lý khi bị rát lưỡi và khô miệng. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Đây là tình trạng răng miệng thường gặp phải. Điều này có thể là dấu hiệu cho bệnh lý về răng miệng, cũng có thể gây ra do tổn thương vùng miệng hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng nguyên liệu trong căn bếp của mình như đá lạnh, mật ong, nha đam, tinh dầu…
QUEEN OILS - Tinh Dầu Thiên Nhiên Hàng Đầu Tại Việt Nam
QUEEN OILS khuyến khích bạn sử dụng kết hợp cùng máy khuếch tán tinh dầu thiên nhiên QO để đạt hiệu quả tốt nhất.
======================================
Tinh Dầu Thiên Nhiên Queen Oils Ⓡ
▪️HOTLINE: 0965 692 148 - 0869 663 958