Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này bạn cần xây dựng những thói quen tốt và chú ý những điều sau đây:
Điều chỉnh cân nặng
Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, nên theo dõi và điều chỉnh cân nặng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) để đảm bảo cơ thể ở tình trạng tốt nhất.
Tập thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục, thể thao có thể giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm lượng cholesterol và duy trì huyết áp ổn định. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và đem đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, người lớn mỗi tuần nên tập luyện khoảng 2 giờ 30 phút với cường độ vừa phải, bằng cách đi bộ nhanh. Trẻ em và thanh thiếu niên nên hoạt động thể chất 1 giờ mỗi ngày.
Không sử dụng đồ uống có cồn
Rượu bia có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, suy tim và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, người uống nhiều rượu bia còn dễ mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy gan,…
Bỏ thuốc lá
Theo các nghiên cứu cho thấy, các hợp chất có trong khói thuốc lá làm hình thành các cục máu đông – đây là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.
Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể gây phá hủy thành tế bào mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến hẹp động mạch và tăng triglyceride trong máu. Những điều này là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Vì sao tai biến lần 2 luôn nặng hơn lần thứ nhất?
Tai biến lần thứ nhất, nếu tình trạng tổn thương não xảy ra ở những phút đầu và bệnh nhân được đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu kịp thời trong 3 giờ vàng đột quỵ, não bị tổn thương ít và hoàn toàn có thể hồi phục.
Như vậy, một số người có thể hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ lần 1 nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách.
Ở những người tai biến lần 2, đặc biệt là có kèm theo các yếu tố nguy cơ, thì đột quỵ lần thứ hai có thể gây tình trạng tổn thương não nghiêm trọng hơn và các tế bào não sẽ khó hồi phục lại được tình trạng ban đầu và thường đi kèm với các biến chứng đột quỵ, di chứng tai biến mạch máu não nặng nề. Di chứng thường gặp nhất là liệt nửa người, rối loạn về ý thức, thậm chí sống thực vật.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có thể hồi phục dần ở tay, chân, sau đó có thể đi lại được. Do vậy, mức độ tổn thương tuỳ thuộc vào mỗi bệnh nhân khác nhau và cách chăm sóc và điều trị tai biến mạch máu não để quản lý các bệnh lý nền.
Cùng với chế độ ăn uống, chế độ vận động cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc tầm soát các bệnh lý là nguyên nhân gây đột quỵ.
Có thể nói rằng tất cả những yếu tố trên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến lần 2 và nếu đột quỵ não tái phát có xảy ra thì tổn thương não và di chứng cũng nhẹ hơn, bớt gánh nặng cho, bản thân, gia đình và xã hội.