CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG ẨM MỐC CHO RÈM PHÒNG TẮM
-
Liên hệ
-
Số lượng:
Trong thiết kế nội thất ngày nay, chúng ta không chỉ chú ý đến các không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp mà ngay cả phòng tắm cũng được đầu tư chăm chút nhiều hơn. Do hạn hẹp về diện tích và cũng để giảm đi sự cứng nhắc thì nhiều khách hàng chọn sử dụng rèm cho phòng tắm. Tuy nhiên chúng ta cần quan tâm đến việc chống ẩm mốc cho rèm phòng tắm.
Hãy cùng QUEEN OILS tìm hiểu các lưu ý dành cho rèm phòng tắm nhé!
1. Chọn chất liệu rèm thích hợp
Khi lựa chọn rèm cho phòng tắm bạn nên lưu ý chọn các chất liệu không thấm nước như rèm sáo nhôm, rèm gỗ, hoặc các chất liệu nhanh khô như rèm cầu vồng rèm cuốn. Đây là những loại nên sử dụng trong phòng tắm bởi nó có những tính năng chống ẩm, chịu được hơi của nước nóng, các chất tẩy rửa và hóa chất khác trong nhà tắm.
Rèm sáo nhôm sử dụng cho phòng tắm
2. Bố trí hợp lý và luôn giữ vệ sinh không gian phòng tắm
Khi lắp đặt rèm không nên đặt sát mặt sàn. Nên sử dụng gạch lát toàn bộ nền nhà và tường của nhà tắm, việc làm này sẽ hạn chế tối đa ẩm, mốc cũng như khi cần có thể rửa, lau chùi rất dễ dàng hạn chế tối đa môi trường gây nên ẩm mốc. Sàn của nhà tắm phải được lát có độ dốc giúp cho việc thoát nước của sàn nhanh, không ứ đọng. Thường xuyên dùng dung dịch lau sàn để vệ sinh sàn đảm bảo sạch sẽ, nên dùng dép đi chuyên dụng trong nhà tắm. Điều này sẽ giúp phòng tắm luôn thoáng mát, tránh trở thành môi trường nhiều nấm mốc.
Khi lắp đặt rèm phòng tắm không nên lắp sát mặt sàn
Sắp xếp các vật dụng, các loại dầu gội, xà phòng hay sữa tắm, các dụng cụ đánh răng hay vệ sinh khác trong nhà tắm luôn luôn gọn gàng, thường xuyên kiểm tra lau rửa kệ giá đỡ của các vật dụng đó đảm bảo chúng luôn sạch sẽ, nước đọng hay bụi bám. Có thể xả nước nóng từ bình nóng lạnh hoặc thái dương năng bằng vòi hoa sen phun lên tường, các thiết bị, vật dụng khác trong phòng tắm để loại bỏ những yếu tố gây ẩm mốc.
Nếu do diện tích hạn nhà tắm được thiết kế cùng với nhà vệ sinh thì khu vực bồn cầu phải đảm bảo yếu tố “cực sạch” bởi có thể từ đây các vi khuẩn có thể lan sang và hoạt động trên rèm cửa. Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước thải, nước cấp để đảm bảo chúng hoạt động tốt không rò rỉ sẽ giúp cho phòng tắm luôn được khô ráo.
Cần tạo môi trường thông thoáng, cố gắng hạn chế các vật dụng không cần thiết trong nhà tắm. Quần áo bẩn sau khi tắm hoặc thay ra cần được giặt luôn tránh để lâu trong nhà tắm vì khi mặc chúng ta tiếp xúc với môi trường bên ngoài giờ trong nhà tắm sẽ là nơi lý tưởng hơn nhiều cho ẩm, mốc phát triển, rất dễ lây lan sang rèm cửa.
Sau khi tắm nên mở cửa phòng để tạo nên sự thông thoáng, hơi nước và mùi của dầu gội, xà phòng, sữa tắm có điều kiện thoát ra, trong nhà tắm nên lắp quạt hút gió để hơi ẩm nhanh được giải phóng hoàn toàn. Việc này cũng giảm bớt tình trạng hơi nước đọng trên rèm.
Một biện pháp cũng phòng ẩm mốc cho rèm phòng tắm rất tốt đó là thắp nến thơm, nến có tinh dầu xả, tinh dầu tràm.
3. Cách vệ sinh rèm phòng tắm tránh nấm mốc
Bạn cần phải giặt rèm thường xuyên để tránh bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên rèm. Với các loại rèm không thấm nước như rèm sáo nhôm, rèm gỗ thì cần được lau chùi thường xuyên. Đối với loại rèm chất liệu từ vải bạn có thể dùng khăn sạch pha giấm thanh loãng với nước ấm để loại bỏ các yếu tố phát sinh nấm mốc nếu chưa thể giặt được. Nếu tình trạng nấm mốc xuất hiện, bạn cũng có thể dùng là phun thuốc khử trùng, tuy nhiên không nên thường xuyên và chỉ khi thật cần thiết khi khả năng ẩm mốc cao, đã lây lan rộng sử dụng các biện pháp trên không có hiệu quả.
QUEEN OILS - Tinh Dầu Thiên Nhiên Hàng Đầu Tại Việt Nam
QUEEN OILS khuyến khích bạn sử dụng kết hợp cùng máy khuếch tán tinh dầu thiên nhiên QO để đạt hiệu quả tốt nhất.
======================================
Tinh Dầu Thiên Nhiên Queen Oils Ⓡ
▪️HOTLINE: 0869 663 958