Mùa hè, cơ thể ra mồ hôi nhiều, nếu không bổ sung nước kịp thời, bạn cũng dễ bị mất nước gây ra cảm giác đau đầu.
Ngoài ra, thời tiết nóng bức cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ, khiến trí não bị thiếu dưỡng khí, dễ gây đau đầu, tinh thần mệt mỏi, tứ chi đau nhức. Đặc biệt vì háo khát nên nhiều người đã ham đồ uống lạnh. Khi uống thức lạnh, niêm mạc họng bị kích thích mạnh, làm cho các mạch máu, và cơ mặt bị co lại sinh ra phản ứng đau đớn.
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng gắt, các mao mạch ở trên đầu bị giãn nở quá mức để chống lại thời tiết. Nhưng chính điều đó khiến bạn có cảm giác đau. Cảm giác đau đầu càng nghiêm trọng hơn nếu bạn thường xuyên di chuyển giữa phòng có máy lạnh với không gian bên ngoài.
Dưới đây là một số cách khắc phục chứng đau đầu
Cần bù đủ nước
Nhiệt độ nắng nóng khiến cho mồ hôi ra nhiều dẫn đến cơ thể bị mất nước, kèm theo đó là lượng muối, đường, khoáng trong cơ thể cũng bị giảm đi. Mất nước làm cho cơ thể có cảm giác mệt mỏi, choáng thậm chí bị nhức đầu, khó thở.
Nhu cầu về nước trong những ngày hè nóng bức rất lớn, vì vậy cần phải bổ sung nước kịp thời để bù vào lượng mồ hôi đã thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh cảm giác mệt mỏi căng thẳng không đáng có.
Nếu đang làm việc trong môi trường nóng, bạn cần uống khoảng 1/2 - 1 cốc nước mỗi giờ (cốc khoảng 230-250ml). Bạn không nên uống nước lạnh. Nếu muốn bù đắp muối và chất khoáng đã mất, cách tốt nhất là dùng những loại nước ép trái cây.
Cần uống bù đủ nước để phòng đau đầu.
Bổ sung chuối và họ cam quýt
Chuối giàu dinh dưỡng Alkaloid,vitamin B6, tryptophan. Alkaloid giúp bạn thêm hưng phấn, giảm mệt mỏi, chán chường. Vitamin B6 và tryptophan hỗ trợ thần kinh, giảm lo lắng lắng, giảm đau tự nhiên. Cam, quýt, chanh cũng là những trái cây tốt giúp bạn tăng sức đề kháng,thanh nhiệt nhờ giàu vitamin C. Hãy bổ sung một cốc nước chanh hay một trái cam mỗi ngày.
Vì chanh là thành phần rất hiệu quả trong điều trị đau nhức đầu. Khi bạn uống nước chanh ấm, nó sẽ làm giảm cường độ các cơn đau đầu.
Một lựa chọn khác là dán vỏ chanh trên trán. Đồng thời, bạn cũng có thể uống một cốc trà chanh ấm khoảng 3-4 lần mỗi ngày khi bị đau đầu.
Dán lá trầu không lên trán
Lá trầu được biết đến với tác dụng giảm đau cũng như các thuộc tính làm mát, có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đau đầu hiệu quả trong vòng vài phút. Để khắc phục cơn đau đầu, bạn cần nghiền nhuyễn 2-3 lá trầu tươi và dán lên trên trán và hai bên thái dương trong nửa giờ. Đồng thời, bạn cũng có thể nhai một hoặc hai lá trầu để chữa đau đầu.
Nếu đau đầu dai dẳng, lấy khăn bông nhúng dấm trắng, vắt nhẹ đắp lên trán và nhắm mắt thư giãn khoảng 15 phút khoảng 2 giờ/lần rất dễ chịu. Hoặc dùng dầu thơm, dầu xoa bóp thoa và mát xa nhẹ sẽ thấy đỡ đau đầu và thoải mái hơn.
Ngồi thiền
Ngồi thiền, nhắm mắt lại và ngồi thẳng lưng. Thả hồn vào thiên nhiên… Quên hết mọi việc hiện tại, những căng thẳng, áp lực, sầu muộn và cả chứng đau đầu. Ngồi thiền ít phút sẽ thấy tâm trí và đầu óc dễ chịu nhiều.
Nghỉ ít phút, nằm nghe nhạc không nghĩ ngợi gì cũng là cách hay để giảm căng thẳng. Nếu cơn đau có đến cũng không dữ dội.
Thể dục đều
Thể dục giúp bạn tăng cường sức chịu đựng, sức đề kháng để chống chịu trước thời tiết khắc nghiệt. Thể dục thường xuyên cũng giúp bạn giải tỏa được stress nên giảm cơn đau.
Phòng đau đầu ngày hè
- Uống 1 cốc nước/giờ (cốc khoảng 230-250ml) nhằm điều hòa cơ thể, thải độc tố. Nên dùng nước trái cây.
- Ăn uống đủ dưỡng chất. Nên ăn các thực phẩm giàu magiê như gạo, đậu nành, nấm, đào, nhãn, hồ đào, lạc… Bổ sung đủ lượng calcium qua thực phẩm giàu calcium hoặc uống viên đa sinh tố (multi-vitamin) có bổ sung magie để giảm bị đau đầu.
- Cố gắng ngủ đủ giấc. Buổi trưa nên chợp mắt ít nhất 15 phút giúp giảm căng thẳng, đau đầu.
- Không để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ở phòng điều hòa ra ngoài cần ra chỗ mát đứng một lúc rồi hãy đi ra ngoài trời nắng.
- Hạn chế tiếp xúc với nắng hè, tránh để nắng chiếu trực tiếp vào gáy, cổ và lưng.
- Khi gội đầu, chải tóc nên dùng lược, ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng giúp thư giãn dây thần kinh, phòng đau đầu.