Bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao?
-
Liên hệ
-
Số lượng:
Sưng tấy là một trong những triệu chứng phổ biến khi bé bị côn trùng cắn. Vết sưng tấy gây khó chịu và đau đớn cho trẻ. Bởi vậy bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ có con nhỏ đều quan tâm. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách khắc phục hiệu quả nhé!
1. Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn sưng tấy
Làn da mỏng manh của trẻ rất dễ sưng tấy khi bị côn trùng cắn. Vết sưng có thể khá to và lâu khỏi, đồng thời gây đau đớn nếu bé có sức đề kháng yếu.
Sở dĩ vết côn trùng cắn bị sưng tấy là do tác động của nọc độc có trong nước bọt của các loài côn trùng. Khi côn trùng cắn và hút máu, vòi độc của chúng sẽ cắm vào da của trẻ, làm lưu lại nước bọt và nọc độc trên vết cắn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nước bọt và nọc độc của các loài côn trùng có chứa chất ngăn cản sự đông máu. Do đó, khi bị côn trùng cắn, cơ thể trẻ sẽ tự sản sinh ra chất phản ứng lại tác động của nọc độc có tên là histamin. Chính phản ứng này tạo ra hiện tượng sưng tấy tại vùng da bị côn trùng cắn.
Những trẻ có làn da nhạy cảm thì phản ứng sưng tấy này càng rõ nét và có thể nghiêm trọng hơn bình thường.
2. Cách xử lý ngay khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Nếu quan tâm đến việc bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao thì cha mẹ cần hiểu rằng xử lý tại chỗ và xử lý điều trị giảm sưng tấy nên là sự kết hợp đồng thời. Điều này giúp việc xử lý vết sưng tấy do côn trùng cắn ở trẻ càng đạt được hiệu quả cao và nhanh chóng.
Việc xử lý tại chỗ ngay tức thì khi bé vừa bị côn trùng cắn có thể giúp ích rất nhiều cho việc xử lý điều trị sau đó. Hơn nữa, khi mới bị côn trùng cắn, trẻ sẽ thấy rất ngứa ngáy khó chịu và thường gãi khiến vết đốt bị vỡ ra, lan rộng làm cho vết sưng tấy càng nghiêm trọng hơn.
Theo đó, cha mẹ nên thực hiện xử lý tại chỗ như sau khi con bị côn trùng cắn:
- Nhanh chóng loại bỏ nọc độc, vòi hoặc thân của côn trùng còn lưu lại trên vết cắn. Tốt nhất nên dùng nhíp vào thao tác một cách nhẹ nhàng, cẩn trọng, tránh làm đau trẻ. Khi thực hiện, cố gắng không để nọc độc và vòi của côn trùng lún sâu vào da bé.
- Làm sạch vết cắn sưng tấy: Vết cắn sưng tấy thường sẽ gây đau, nên bạn cần làm sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc cồn. Tốt nhất nên dùng tăm bông hoặc bông gòn để thao tác. Chú ý làm sạch cả vùng da xung quanh vết cắn sưng tấy.
- Cách ly vết cắn sưng tấy: Trong khi chờ đợi biện pháp xử lý hiệu quả hơn, bạn nên cách ly vết cắn với các vùng da khác để tránh lây lan. Đồng thời, hạn chế để trẻ gãi vào vết cắn gây nhiễm trùng. Vì thế, bạn có thể tạm thời băng vết cắn lại cho đến khi được xử lý bằng biện pháp hữu hiệu hơn.
3. Xử lý vết sưng tấy do côn trùng cắn ở trẻ
Mẹ có thể dùng các nguyên liệu và sản phẩm lành tính sau đây để giảm sưng tấy ở vết côn trùng cắn cho bé:
- Dùng tinh dầu tràm trà: Trong tràm trà có tinh chất kháng khuẩn rất tốt. Bẹn có thể chấm một ít tinh dầu tràm trà lên vết cắn để giảm sưng và làm mát
- Dầu dừa: Tính chất mát lạnh của dầu dừa sẽ rất công hiệu trong các trường hợp làm dịu vùng da sưng tấy. Thoa dầu dừa nguyên chất lên vết côn trùng cắn sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn
- Kem đánh răng: Ngay khi bị côn trùng cắn, mẹ bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên vết cắn sẽ giúp bé thấy dễ chịu nhanh chóng. Hiệu quả này đạt được nhờ tính mát và hoạt chất kháng viêm sẵn có trong các loại kem đánh răng.
- Giấm táo: Trong giấm táo có acid kháng khuẩn và chống viêm, ngứa hiệu quả. Bạn có thể dùng giấm táo thoa lên các vết côn trùng cắn cho bé.
- Thuốc chữa sưng ngứa: Các loại kem bôi đặc trị như Stingose, After Bite, Hydrocortisone và các sản phẩm kem dưỡng ẩm da cũng cho hiệu quả giảm sưng rất tốt.
Cha mẹ nên lưu ý: nếu trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị côn trùng cắn gây sưng tấy thì không nên tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt trong các trường hợp trẻ bị nhiễm trùng, sốt, co giật, nôn mửa, khó thở,… cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay để được điều trị tốt nhất.
4. Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị côn trùng cắn sưng tấy
Trẻ bị côn trùng cắn sưng tấy đôi khi đơn giản dễ xử lý nhưng cũng có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng mà cha mẹ không nên chủ quan xem nhẹ.
- Gây sưng tấy kéo dài
- Gây đau đớn cho trẻ khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn
- Gây sốc phản vệ với nọc độc của côn trùng ở những trẻ có tiền sử dị ứng với nọc độc của côn trùng
- Sau xử lý vết sưng tấy do côn trùng đốt có thể để lại sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau cho trẻ.
5. Cách phòng tránh côn trùng cắn ở trẻ
Để tránh cho bé gặp phải tình huống bị côn trùng cắn, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên khu vực sinh hoạt hàng ngày của trẻ để loại bỏ các loại côn trùng
- Sử dụng các loại kem bôi chống côn trùng lành tính có nguồn gốc tự nhiên an toàn cho bé
- Loại bỏ các vật dụng mà các loài côn trùng thường trú ngụ trong nhà bạn
- Đặc biệt, bạn nên là người quan sát con thường xuyên để kịp thời phát hiện các nguy cơ trẻ có thể bị côn trùng đốt để phòng ngừa hiệu quả nhất tình trạng này để không phải băn khoăn bé bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao.
TIP: Sử dụng tinh dầu thiên nhiên có tinh chất xua đuổi côn trùng như tinh dầu tràm gió giúp phòng tránh côn trùng cắn hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của tinh dầu QUEEN OILS giúp giải đáp thắc mắc trẻ bị côn trùng cắn sưng tấy phải làm sao. Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có hướng xử lý kịp thời khi trẻ bị côn trùng cắn. Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý, vì làn da của trẻ còn non nớt, dễ bị tổn thương, nêntrước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn nhé. Chúc các cha mẹ và con luôn khỏe mạnh!
QUEEN OILS - Tinh Dầu Thiên Nhiên Hàng Đầu Tại Việt Nam
QUEEN OILS khuyến khích bạn sử dụng kết hợp cùng máy khuếch tán tinh dầu thiên nhiên QO để đạt hiệu quả tốt nhất.
======================================
▪️HOTLINE: 0965 692 148 - 0869 663 958