Khi nhiệt độ giảm sâu đến rét đậm rét hại, đây chắc chắn là những thứ không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của gia đình bạn.
Theo Healthline, vào mùa đông, nhiệt độ thấp khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Không chỉ nguy cơ tăng cân mà các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh, bệnh dịch cũng dễ xảy ra hơn. Bổ sung những gia vị giúp giuqx ấm cơ thể sẽ khắc phục được đáng kể những vấn đề này.
BS Đông y Nguyễn Hữu Trường (làm việc tại TP.HCM) cho biết, vào những ngày rét đậm rét hại, cơ thể luôn cảm thấy lạnh, chỉ che chắn bằng trang phục thôi là chưa đủ. Để cơ thể khỏe mạnh, luôn cảm thấy ấm áp, mọi người có thể tận dụng những món rẻ tiền có sẵn trong nhà bếp. Đây được coi là "bảo bối" đốt mỡ, giữ ấm cơ thể, không lo ốm ngay cả khi trời chuyển rét đậm.
Bạn chỉ cần bổ sung những loại gia vị giúp giữ ấm cơ thể vào mùa đông trong những món xào nấu, canh nóng, nước hầm xương. Bạn cũng có thể sử dụng gia vị phù hợp vào những món đồ uống cũng có công dụng giữ ấm cơ thể lại hỗ trợ điều trị nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông, tránh xa những món nhiều đường kém lành mạnh.
Những loại gia vị được coi là "bảo bối" đốt mỡ, giữ ấm cơ thể, có thể tận dụng sẵn trong bếp nhà mình là:
1. Hạt tiêu
Trong Đông y, hạt tiêu có vị cay, tính rất nóng, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và đại tràng, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa đau bụng đột ngột, lạnh tay chân, nôn mửa, thổ tả, suyễn, sát trùng, tiêu độc… Hạt tiêu được dùng chữa cảm hàn, vừa làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài, vừa làm ấm bụng tăng sức ấm nóng bên trong lại tăng cường trao đổi chất, giúp giảm cân.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, hạt tiêu đen có chứa piperine, một hợp chất tạo cho hạt tiêu đen có vị cay nồng, có thể giúp giữ ấm cơ thể của bạn trong mùa đông. Hạt tiêu đen cũng có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn, điều trị bệnh cúm và đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Khi cơ thể chúng ta hấp thụ hạt tiêu, nó sẽ tạo ra nhiệt giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông.
2. Gừng
Trong Đông y, gừng được coi là thuốc đặc trị cho những trường hợp bị cảm cúm, cảm lạnh. Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc. Đông y dùng gừng tươi để chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể.
Do đó, sử dụng gừng tươi có thể giúp đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp cơ thể luôn được ấm áp, không lo bị cảm lạnh, cảm cúm tấn công. Đây là loại gia vị quen thuộc có thể bổ sung vào món ăn, đồ uống hàng ngày để tăng cường trao đổi chất giúp giảm mỡ, giữ ấm cơ thể rất tốt.
3. Hành
Nói về các loại gia vị giúp giữ ấm cơ thể, hành không thể không có mặt trong danh sách. Đây là loại gia vị có vai trò chữa cảm lạnh không hề kém cạnh.
Trong Đông y, hành có tính cay ôn hòa, có tác dụng giải hàn, ôn thông dương khí, giải độc... Phần hành trắng là vị thuốc chính dùng chữa trị phong hàn cảm cúm. Kinh nghiệm từ lâu đời cũng cho thấy người ta vẫn dùng hành ăn kèm cháo trắng để giải cảm nhanh nhất.
4. Quế
Theo chuyên gia, quế có hai loại là quế nhục (quế vỏ thân to, dày) và quế chi (quế thu được từ những cành của cây quế). Trong Đông y, quế có vị ngọt, tính nóng, cay, hơi có độc, tác dụng vào 3 kinh gan, thận, lá lách giúp bổ mệnh môn, trữ lạnh, thông huyết mạch.
Quế giúp chữa mệnh môn rối hỏa như chân tay lạnh buốt, lạnh lưng, đau đầu gối, mạch nhỏ, đau bụng, nôn mửa, kinh bế, tiểu tiện khó khăn. Thông thường người dùng 1-5g/ ngày. Dùng quế đúng cách giúp tăng cường trao đổi chất, giúp đốt mỡ dễ dàng vào mùa đông, đồng thời tăng miễn dịch, sống khỏe mạnh.
5. Tỏi
Tỏi là một loại thảo mộc được sử dụng phổ biến trong các món ăn không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nghiên cứu trong Đông y lẫn y học hiện đại đều cho thấy tỏi có hàm lượng cao canxi, kali, cũng như một số hợp chất sulfuric rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khởi phát, là thực phẩm giữ ấm cơ thể một cách lành mạnh.