Không chứa đường bổ sung, chúng được đánh giá cực an toàn với người bệnh tiểu đường cũng như người có đường huyết cao.
Mặc dù có thể phòng ngừa được nhưng tiểu đường vẫn là một căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trong nước mỗi năm. Mặc dù nguyên nhân cơ bản phụ thuộc vào loại tiểu đường bạn mắc phải nhưng tất cả đều có một yếu tố chung: nó có thể dẫn đến lượng đường dư thừa trong máu. Quá nhiều đường trong máu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thay đổi thói quen sống, chế độ ăn uống hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tiểu đường. TS Molly Hembree (chuyên gia điều trị Nội tiết tại New York) sẽ chia sẻ danh sách những loại đồ uống tốt nhất cho người có đường huyết cao, giúp bệnh nhân tiểu đường sống khỏe.
5 loại nước tốt nhất cho người tiểu đường, uống đến đâu đường huyết hạ đến đó
1. Nước lọc
Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo uống đủ lượng nước được khuyến nghị hàng ngày. Có vô số lý do tại sao bạn nên nạp đủ lượng nước vào cơ thể. Người bệnh tiểu đường cũng không ngoại lệ.
Chúng giúp mọi cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất, đồng thời giúp người bệnh tiểu đường đảm bảo các hoạt động trong ngày.
2. Trà không đường
Những ly trà ngọt ngào có thể khiến bạn cảm thấy rất sảng khoái, nhất là trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, để ngăn chặn đường huyết tăng vọt, bạn nên uống trà nguyên chất và không pha chế thêm bất cứ chất làm ngọt nào.
Nếu không thể uống trà không đường, bạn chỉ được phép sử dụng một ít cỏ ngọt nếu muốn có thức uống ít calo, kiểm soát đường huyết.
Một lợi ích khác của trà là nó thường có hàm lượng caffeine thấp hơn khi so sánh với nước tăng lực hoặc cà phê. Vì vậy, bạn có thể uống suốt cả ngày mà không lo thức đêm.
3. Cà phê đen
Cà phê đã được nghiên cứu về ảnh hưởng của nó trong việc ổn định lượng đường trong máu. Đây là một tin tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, mặc dù các bằng chứng khoa học chưa đủ kết luận uống cà phê làm giảm lượng đường trong máu hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường nhưng nó chắc chắn là lựa chọn an toàn cho người có đường huyết cao.
4. Nước trái cây pha loãng
Không phải tất cả các loại nước trái cây đều chứa lượng đường cao. Vì vậy, bạn có nhiều lựa chọn để uống nước trái cây ngay cả khi đang bị tiểu đường. Miễn là món đồ uống của bạn được khống chế lượng đường nạp vào.
Chuyên gia khuyên nên uống một loại nước trái cây có ít hơn 50 calo trong một khẩu phần, có nghĩa là không có quá 13g đường. Hoặc cách đơn giản hơn chính là dùng nước ép trái cây tự nhiên pha loãng, không có đường bổ sung.
Để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, bạn cũng có thể kết hợp nước trái cây với nguồn protein, chất béo lành mạnh hoặc thực phẩm giàu chất xơ.
5. Sinh tố trái cây
Bạn cần một món đồ uống sảng khoái, ngọt ngào nhưng không quá nhiều đường thì sinh tố là lựa chọn hoàn hảo.
Với người có đường huyết cao nói chung, bạn có thể kết hợp trái cây, rau xanh với sữa ít béo, không đường. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại protein như bột protein hoặc các loại hạt.
Sinh tố trái cây có khoảng 30g carbohydrate, 200-300 calo, được chế biến cân bằng với các thành phần trên sẽ tạo thành bữa ăn nhẹ hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường cần tránh 3 loại nước kích thích đường huyết tăng cao quá mức
1. Nước soda
Nước soda có chứa rất nhiều đường. Không chỉ làm tăng đường huyết cực nhanh ngay sau khi uống, loại nước này còn là thủ phạm gây tăng cân mất kiểm soát, sâu răng...
2. Nước ép trái cây đóng hộp
Hầu hết những loại nước ép đóng hộp này luôn đánh lừa người mua bằng những cụm từ như nguyên chất, không đường bổ sung... nhưng điều này thực sự rất khó lường. Thông thường, chúng vẫn được bổ sung chất tạo ngọt để gia tăng hương vị.
Uống những loại nước ép trái cây đóng hộp sẽ khiến đường huyết tăng vọt. Với bệnh nhân tiểu đường, điều này cực kỳ nguy hiểm.
3. Đồ uống có cồn
Mặc dù những loại đồ uống như bia, rượu không có vị ngọt dễ nhận thấy như nhiều loại nước khác nhưng vẫn là kẻ thù của người bệnh tiểu đường. Những loại đồ uống này nếu dùng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng não bộ cũng như mọi cơ quan nội tạng trong cơ thể. Từ đó làm cho khả năng bị tăng đường huyết cao hơn rất nhiều.