16 tác dụng của tinh dầu sả chanh, cách làm và lưu ý khi dùng
-
Liên hệ
-
Số lượng:
Tinh dầu sả chanh là loại tinh dầu được sử dụng phổ biến với rất nhiều công dụng khác nhau như khử mùi, diệt khuẩn, tốt cho tóc, tốt cho da, đuổi côn trùng,... Cùng QUEEN OILS tìm hiểu rõ hơn về tinh dầu sả chanh có tác dụng gì và cách sử dụng chuẩn để tinh dầu phát huy tối ưu hiệu quả nhé!
1. Tinh dầu sả chanh là gì?
Sả chanh là một loài thuộc họ cây sả, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, đặc biệt có nhiều ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc. Loài cây này chính là loại cây sả được người Việt Nam hay dùng làm gia vị trong các bữa ăn.
Người ta tạo ra tinh dầu sả chanh bằng cách chưng cất hơi nước 100% thân và lá của cây sả chanh. Tinh dầu sả chanh nguyên chất hoàn toàn khác với hỗn hợp tinh dầu sả và tinh dầu chanh. Vì vậy, nếu bạn chọn mua loại nguyên chất thì tìm sản phẩm có ghi trên bao bì tên tiếng Anh là lemongrass essential oil.
2. Công dụng của tinh dầu sả chanh
2.1. Khử mùi và diệt khuẩn
Tinh dầu sả chanh có mùi hương nhẹ nhàng đặc trưng giúp không gian sống trở nên trong lành, thư giãn và lấn át các mùi hôi khó chịu trong không khí như mùi ẩm mốc, mùi thuốc lá, mùi khói xe,... Ngoài ra, loại tinh dầu này còn giúp diệt khuẩn hiệu quả nhờ hàm lượng citral cao.
Cách sử dụng tinh dầu sả chanh để khử mùi và diệt khuẩn nhanh chóng là cho tinh dầu vào máy phun sương hoặc que khuếch tán để tinh dầu được lan tỏa trong không khí. Bạn cũng có thể cho vào bình xịt để loại bỏ trực tiếp mùi hôi khó chịu ở những vùng cụ thể.
Tinh dầu sả chanh giúp khử mùi và diệt khuẩn nhanh chóng
2.2. Tốt cho da
Thành phần tinh dầu sả chanh chứa nhiều vitamin rất tốt cho da, giúp bạn có làn da đều màu và sáng khỏe tự nhiên. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn có tính kháng viêm nên giúp làm dịu tình trạng kích ứng da hiệu quả.
Để chăm sóc làn da, bạn có thể dùng nước ấm pha với tinh dầu sả chanh để xông hơi hoặc sử dụng máy xông hơi mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng và hấp thụ vitamin. Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc da cơ thể bằng việc pha một vài giọt tinh dầu vào nước tắm.
2.3. Tốt cho tóc
Tinh dầu sả chanh còn được dùng cho tóc, giúp làm sạch sâu da đầu, hỗ trợ loại bỏ gàu hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp nang tóc chắc khỏe, từ đó giảm hiệu quả tình trạng gãy rụng.
Để có mái tóc chắc khỏe và sạch gàu, bạn có thể nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu sả chanh lên phần da đầu. Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng giúp các nang tóc hấp thu dưỡng chất từ tinh dầu và xả sạch lại với nước.
Massage nhẹ nhàng giúp các nang tóc hấp thu dưỡng chất
2.4. Xua đuổi côn trùng
Từ xa xưa, con người đã biết cách sử dụng tinh dầu sả chanh để chống côn trùng. Hơn nữa, tinh dầu sả chanh giúp đuổi muỗi, đặc biệt là loài muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết và vi-rút Zika có trong vết cắn của muỗi nhiễm bệnh.
Bạn có thể thoa trực tiếp tinh dầu sả chanh lên quần áo hoặc da để xua đuổi côn trùng và muỗi. Trong không gian nhà kín, bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu với nước sạch để xịt vào những chỗ tối thu hút nhiều muỗi và côn trùng.
2.5. Giảm nguy cơ trầm cảm
Tinh dầu sả chanh giúp giảm nguy cơ trầm cảm nhờ hương thơm dễ chịu, thư giãn đặc trưng. Mùi hương này giúp những cơn lo lắng và nguy cơ trầm cảm được đẩy lùi hiệu quả. Loại tinh dầu này còn kích thích hệ thần kinh giao cảm, từ đó điều trị một số rối loạn hệ thần kinh như chóng mặt, co giật,...
Để giúp tinh thần được sảng khoái và phấn chấn, bạn có thể dùng tinh dầu sả chanh để xông mặt hoặc pha trà với 1 - 2 giọt tinh dầu vào mỗi buổi tối để thưởng thức, giúp giấc ngủ sâu hơn.
Pha trà với tinh dầu sả chanh giúp thư giãn
2.6. Giảm đau đầu, đau nửa đầu
Tinh dầu sả có chứa eugenol giúp giải phóng một loại hormone có tác dụng điều chỉnh tâm trạng và giấc ngủ. Do đó, dùng tinh dầu sả chanh là một liệu pháp hoàn toàn tự nhiên giúp cải thiện cảm xúc, giảm đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả tương tự sử dụng các loại thuốc đặc trị như aspirin.
Bạn có thể trộn tinh dầu sả chanh với một loại dầu khác như dầu tràm để tăng mùi hương và hiệu quả. Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng vùng thái dương và cảm nhận mùi hương dễ chịu từ tinh dầu, các triệu chứng đau đầu cũng sẽ được cải thiện dần dần.
2.7. Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá
Thành phần tinh dầu sả chanh có chất aldehyde giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hoá hoạt động khỏe mạnh, ngăn ngừa rối loạn dạ dày và loét dạ dày. Do đó, dùng tinh dầu sả chanh để điều trị một số vấn đề về hệ tiêu hóa từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian hiệu quả.
Cách sử dụng tinh dầu sả chanh trong điều trị bệnh hệ tiêu hóa rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào thức ăn, trà hoặc nước uống khác và thưởng thức.
2.8. Tăng cường hệ miễn dịch
Tinh dầu sả chanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn kháng viêm, nâng cao sức đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại từ môi trường bên ngoài, giúp cải thiện sức khỏe, tránh mắc các bệnh lý thường gặp do suy giảm đề kháng như cảm lạnh, cảm cúm,...
Để tăng cường hệ miễn dịch, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu vào máy xông hơi, máy khuếch tán để tinh dầu hòa tan vào không khí giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Hoặc bạn có thể pha tinh dầu vào thức uống để thưởng thức trực tiếp.
2.9. Có khả năng chống oxy hoá
Tinh dầu sả có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp hạn chế dấu hiệu lão hóa và nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm nhờ hàm lượng geraniol cao. Đặc biệt tinh dầu sả chanh thường được ứng dụng trong các loại nước súc miệng nhờ công dụng tuyệt vời trong giảm hôi miệng và điều trị một số vấn đề răng miệng khác.
Do đó để tăng khả năng chống oxy hoá, bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu sả chanh trong không khí hoặc sử dụng nước súc miệng chứa tinh dầu sả chanh để điều trị bệnh về răng miệng.
2.10. Làm đẹp da, trị mụn
Làn da gặp nhiều vấn đề về mụn thì có nguy cơ bị viêm, nhiễm rất cao. Tinh dầu sả giúp kháng khuẩn, kháng viêm nên rất tốt cho làn da mụn. Sử dụng tinh dầu sả chanh hỗ trợ giảm sưng, điều trị mụn trứng cá, mụn nhọt,... và mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh, căng bóng.
Cách sử dụng hiệu quả để điều trị da mụn bằng loại dược liệu này là xông mặt với 1 - 2 giọt tinh dầu. Các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn trong tinh dầu sả chanh sẽ dễ dàng len lỏi vào lỗ chân lông nhờ sức nóng của hơi nước giúp loại bỏ hiệu quả tác nhân gây mụn.
Tinh dầu sả chanh có công dụng làm đẹp da, trị mụn
2.11. Tác dụng giảm đau nhức cơ
Nếu bạn bị đau nhức cơ sau khi vận động, tập luyện quá mức, bạn có thể dùng tinh dầu sả chanh xoa bóp chỗ bị đau. Vì làm như vậy có tác dụng tăng tuần hoàn tại chỗ, thư giãn cơ và giúp giảm nhức mỏi. Trước khi sử dụng, bạn cần pha loãng tinh dầu với một loại dầu nền khác và xoa bóp vào buổi tối trước khi ngủ.
2.12. Làm giảm Cholesterol
Việc bạn thường xuyên sử dụng tinh dầu sả chanh sẽ giúp duy trì mức triglycerides ổn định và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, điều này vừa thúc đẩy máu lưu thông không bị cản trở trong các động mạch vừa giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý tim mạch.
2.13. Giảm viêm
Tinh dầu sả có công dụng kháng khuẩn hiệu quả nhờ vào thành phần citral có trong tinh dầu. Bên cạnh đó, khi sử dụng tinh dầu sả thì tình trạng viêm hay các chứng viêm cũng được hạn chế và cải thiện đáng kế. Đó là nhờ vào tác dụng của chất limonene của tinh dầu sả.
2.14. Giảm sốt
Sả vẫn luôn được biết đến là phương thức giảm sốt hiệu quả và an toàn. Bạn có thể pha trà trà sả hoặc pha vài giọt tinh dầu sả vào nước ấm để uống. Những cách này có thể làm giảm triệu chứng nóng, sốt, giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Tinh dầu sả có công dụng giảm sốt
2.15. Giảm bớt các vấn đề về kinh nguyệt
Cảm giác đau bụng, mệt mỏi vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt là vấn đề khó chịu của rất nhiều chị em phụ nữ. Uống trà sả hoặc pha nước ấm cùng với vài giọt tinh dầu sả cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau và thư giãn tinh thần cho các chị em.
2.16. Gỉải độc tố
Một trong những công dụng ít ai biết của tinh dầu sả là khả năng giải độc tố của cơ thể ra bên ngoài. Bạn chỉ cần thêm vài giọt tinh dầu vào thức ăn hoặc thức uống hằng ngày, tinh dầu sẽ hoạt động như một chất lợi tiểu. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình thanh lọc các cơ quan tiêu hóa, thận, gan, bàng quang và cả tuyến tụy.
3. Cách làm tinh dầu sả tại nhà
Nguyên liệu:
- Một bó sả già đã được cắt rễ và rửa sạch.
- Rượu Vodka hoặc rượu trắng.
- Nước lọc
- Một hũ thủy tinh có nắp, rửa sạch và phơi khô.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cắt sả thành từng đoạn nhỏ (khoảng 3 - 4 cm) và đập dập với lực nhẹ vừa phải. Tiếp tục xếp sả vào hũ thủy tinh rồi cho nước và rượu tỷ lệ 1:1 vào ngập phần sả trong bình.
- Bước 2: Bạn đậy kín nắp và bảo quản tại nơi thoáng mát, có bóng râm khoảng 5 - 7 ngày.
- Bước 3: Sau thời gian đó, bạn cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Bước 4: Bạn cho hỗn hợp vừa xay vào lại hũ thủy tinh và để nguyên trong khoảng 30 ngày.
- Bước 5: Sau 30 ngày, bạn lọc hỗn hợp qua một miếng vải sạch sẽ thu được một lọ tinh dầu sả màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ.
Cách làm tinh dầu sả tại nhà
4. Cách sử dụng tinh dầu sả chanh
- Thư giãn cơ thể: Cho 3 - 5 giọt tinh dầu sả chanh vào khoảng 10 ml dầu nền như dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc dầu jojoba. Tiếp theo bạn massage nhẹ nhàng hỗn hợp lên cơ thể để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Dùng máy khuếch tán tinh dầu: Bạn có thể thêm tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu hoặc cho vài giọt vào nước xông để xông hơi. Bạn có thể cho nhiều hay ít tùy vào diện tích phòng xông để giúp cả gia đình tiết mồ hôi, tỉnh táo, giải cảm.
- Dùng các sản phẩm làm từ tinh dầu sả chanh: Để có được cảm giác sảng khoái, tươi mới, bạn nên chọn các sản phẩm có kết hợp tinh dầu sả chanh như dầu gội, sữa tắm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
- Làm thơm phòng tắm: Một mẹo nhỏ khiến không gian nhỏ trong phòng tắm luôn thơm là bạn nhỏ trực tiếp tinh dầu sả chanh lên sàn nhà tắm. Với vài giọt tinh dầu sẽ khiến phòng tắm có hương thơm sảng khoái hơn.
Cách sử dụng tinh dầu sả chanh
5. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả nếu được bảo quản và sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng. Ngược lại, sử dụng và bảo quản sai cách có thể làm mất đi công dụng của loại dược liệu này, đồng thời có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không uống trực tiếp tinh dầu sả chanh mà phải pha loãng đúng cách cũng như đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để biết cách dùng và liều lượng chính xác.
- Không để gần lửa, hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời để giảm nguy cơ cháy, làm biến chất các thành phần trong tinh dầu sả chanh.
- Một số người có thể bị dị ứng với tinh dầu sả chanh. Cho nên trước khi sử dụng trên diện rộng, bạn nên thoa một ít lên tay để theo dõi nguy cơ dị ứng.
- Tinh dầu sả văng vào mắt có thể ảnh hưởng xấu đến thị lực và tầm nhìn nên bạn cần cẩn trọng. Không thoa trực tiếp tinh dầu lên vết thương hở vì có thể khiến vết thương trầm trọng hơn, lở loét, dị ứng,...
- Không sử dụng tinh dầu sả chanh đã bị ảnh hưởng môi trường ngoài vì các thành phần trong tinh dầu có thể bị biến đổi làm giảm chất lượng sản phẩm, vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào bên trong tinh dầu.
Không sử dụng tinh dầu sả chanh đã bị ảnh hưởng môi trường ngoài
- Tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc và có thể gây độc nên cần pha loãng theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản sản xuất trước khi sử dụng.
- Nên bảo quản tinh dầu sả chanh trong chai/lọ thuỷ tinh ở nơi thoáng mát, giúp thành phần của tinh dầu được bảo toàn tốt nhất.
- Mặc dù nồng độ của tinh dầu không gây ảnh hưởng xấu đối với người lớn, tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận khi sử dụng tinh dầu khuếch tán xung quanh bà bầu, vật nuôi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Tinh dầu là chất lỏng dễ cháy, do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng và tránh gần lửa.
- Theo các chuyên gia, tinh dầu sả chanh chanh dễ kích thích kinh nguyệt, vậy nên bạn không nên sử dụng đối với phụ nữ mang thai để tránh nguy cơ sảy thai.
Tinh dầu sả chanh cần pha loãng đúng cách
6. Các câu hỏi thường gặp khi dùng tinh dầu sả chanh
6.1. Tinh dầu sả chanh có đuổi muỗi không?
Thành phần tinh dầu sả chanh có chứa tinh chất thuộc nhóm citral và geraniol, là nguyên liệu chính để sản xuất thuốc xịt muỗi và côn trùng. Hai hợp chất này có công dụng khử mùi, kháng khuẩn, xua đuổi côn trùng và đuổi muỗi rất hiệu quả.
Các bộ phận của cây sả chanh như thân, lá, cành, mùi hương và thành phần hóa học trong cây cũng có khả năng làm tê liệt thần kinh của loài muỗi khiến chúng không thể xác định vị trí của bạn để tấn công.
6.2. Tinh dầu sả chanh nấu ăn được không?
Tinh dầu sả chanh được chiết xuất tự nhiên từ cây sả chanh, do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng để nấu ăn. Dù vậy khi dùng bạn chỉ nên nhỏ từ 1 - 2 giọt cho 1 lần nấu, không nên sử dụng nhiều vì loại tinh dầu này rất đậm đặc.
6.3. Tinh dầu sả chanh có xông khi cảm được không?
Bạn có thể kết hợp tinh dầu sả chanh chanh cùng với tinh dầu tràm hoặc các loại tinh dầu khác để xông giải cảm. Vì làm như vậy có thể giúp giải cảm, tốt cho hô hấp và tăng cường hệ miễn dịch nhờ vào tính kháng khuẩn cao của sả chanh.
Bạn xông hơi bằng cách nhỏ 15 - 20 giọt tinh dầu vào chậu hoặc nồi nước nóng, cởi quần áo và dùng chăn hoặc khăn lớn trùm lên toàn thân và nồi xông. Sau đó bạn xông khoảng 10 - 20 phút đến khi cơ thể vã mồ hôi thì ngừng xông và lau khô người kèm theo uống 1 ly nước ấm. Nếu bạn muốn tắm lại thì có thể tắm bằng nước ấm sau khi xông khoảng 1 giờ.