Cách điều trị cúm A tại nhà cho trẻ là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm, đặc biệt trong mùa dịch bệnh. Cúm A thường gây ra các triệu chứng khó chịu như sốt, ho, đau họng và mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Với những trường hợp nhẹ, cách điều trị bệnh cúm A tại nhà đúng có thể giúp kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, đồng thời hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để đạt hiệu quả cao, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp và theo dõi sát sao tình trạng bệnh để trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe.
BS Đoàn Thị Khánh Châm – Quản lý Y khoa vùng 2 – miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Virus cúm A là nguyên nhân chính gây ra hàng tỷ ca nhiễm trùng đường hô hấp trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả trẻ em và người lớn. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng một tỷ ca cúm mùa, trong đó 3 – 5 triệu trường hợp diễn biến nặng, dẫn đến khoảng 650.000 ca tử vong (1).
Đáng lo ngại, phần lớn các ca tử vong do biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới liên quan đến cúm xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, cúm mùa thường bùng phát mạnh vào các tháng Đông – Xuân, trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng”. |
Cúm A nguy hiểm như thế nào?
Cúm A là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mạn tính. Virus cúm A không chỉ gây ra các triệu chứng thông thường như sốt, ho, mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng một tỷ trường hợp mắc cúm mùa, trong đó 3 – 5 triệu ca diễn tiến nặng, khiến khoảng 650.000 người tử vong. Đáng chú ý, phần lớn các trường hợp tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp dưới liên quan đến cúm đều xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, nhấn mạnh mức độ nguy hiểm đối với nhóm tuổi này.
Ngoài ra, cúm A còn tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch. Điển hình là đại dịch cúm H1N1 năm 2009, khi virus lây lan đến hơn 214 quốc gia, cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người trên toàn thế giới (2). Tại Việt Nam, cúm mùa bùng phát hàng năm với đỉnh điểm vào mùa Đông – Xuân, gây áp lực lớn lên hệ thống y tế và gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Việc không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến gánh nặng bệnh tật và kinh tế, ảnh hưởng đến chất lượng sống của hàng triệu người. Chính vì vậy, nhận thức về mức độ nguy hiểm của cúm A, cùng việc phòng ngừa và điều trị đúng cách là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Cách điều trị cúm A tại nhà nhanh hết
1. Nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể
Để điều trị cúm A cho trẻ tại nhà nhanh khỏi, nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể là hai yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ quá trình hồi phục. Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể tập trung năng lượng chống lại virus, giảm mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng. Bố mẹ nên đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, đồng thời tạo môi trường thoáng mát, yên tĩnh để cơ thể thư giãn. Bên cạnh đó, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, bàn tay và bàn chân của trẻ là cần thiết để giảm thiểu các triệu chứng ho, cảm lạnh và ớn lạnh thường gặp khi bị cúm A.
Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng thêm khăn quàng cổ, tất chân và quần áo ấm cho trẻ nhất là trong thời tiết lạnh hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh. Việc kết hợp nghỉ ngơi đúng cách và giữ ấm hiệu quả sẽ giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.
2. Trị cúm tại nhà bằng cách uống đủ nước và dung dịch điện giải
Cách điều trị cúm A tại nhà hiệu quả không thể thiếu việc bổ sung đủ nước và dung dịch điện giải để hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng. Khi bị cúm A, cơ thể trẻ dễ bị mất nước do sốt cao, ra mồ hôi hoặc tiêu chảy. Việc uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cần thiết, hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện chức năng các cơ quan.
Ngoài nước lọc, trẻ nên bổ sung dung dịch điện giải để bù các khoáng chất thiết yếu bị mất, đồng thời ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng điện giải gây mệt mỏi, chóng mặt. Các loại dung dịch bù nước như oresol hoặc nước pha muối, đường theo tỷ lệ phù hợp để giúp giảm triệu chứng mệt mỏi, tăng sức đề kháng và rút ngắn thời gian hồi phục khi điều trị cúm A tại nhà.
3. Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng là một trong cách điều trị cúm A tại nhà, giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng và phục hồi nhanh hơn. Khi mắc cúm A, trẻ thường có triệu chứng như sốt, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn nên việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi để tăng cường sức đề kháng. Các thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, trứng, đậu phụ cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên ưu tiên chế biến các món ăn nhẹ, dễ nuốt như cháo, súp, canh để giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và không gây thêm áp lực cho dạ dày trong giai đoạn đang điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Hạn chế các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh vì chúng có thể làm tăng cảm giác khó chịu và kéo dài thời gian điều trị bệnh ở trẻ.
4. Hạn chế tiếp xúc với người khác
Trong cách điều trị cúm A tại nhà, việc hạn chế để trẻ tiếp xúc với người khác đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus. Cúm A có khả năng lây truyền rất cao qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, do đó người bệnh cần tự cách ly trong thời gian nhiễm bệnh. Tốt nhất là ở trong một phòng riêng, đảm bảo không gian thông thoáng, và sử dụng khẩu trang khi cần tiếp xúc với người khác để giảm nguy cơ phát tán virus.
Đồng thời, các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chén, đũa hoặc bàn chải đánh răng nên được dùng riêng biệt và vệ sinh kỹ lưỡng sau khi sử dụng. Nếu sống cùng gia đình, người bệnh nên tránh tiếp xúc gần, đặc biệt với trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có bệnh nền, vì đây là những nhóm dễ bị biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm cúm A. Việc hạn chế tiếp xúc không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng mà còn tạo điều kiện cho quá trình điều trị tại nhà diễn ra hiệu quả hơn.
5. Xông hơi – Cách điều trị bệnh cúm A tại nhà hiệu quả
Xông hơi là một trong những cách điều trị cúm A tại nhà hiệu quả, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, đau họng và cảm giác ớn lạnh. Xông hơi bằng các loại thảo dược như lá bạc hà, lá tía tô, sả, gừng hoặc chanh giúp làm thông thoáng đường hô hấp, kích thích tuần hoàn máu và tăng cường khả năng thải độc của cơ thể. Hơi nóng từ xông giúp làm dịu các cơ bị căng cứng, đồng thời tạo cảm giác thư giãn và dễ chịu hơn cho người bệnh.
6. Súc họng, thông mũi bằng nước muối
Súc họng và thông mũi bằng nước muối là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong cách điều trị cúm A tại nhà, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng và viêm đường hô hấp cho trẻ. Nước muối có tác dụng làm sạch các chất nhầy, vi khuẩn, và virus trong họng và mũi, giúp giảm viêm và làm dịu cổ họng.
Đối với việc thông mũi cho trẻ, bố mẹ có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi, giúp làm sạch các tác nhân gây nghẹt mũi, đồng thời giữ ẩm cho niêm mạc mũi, ngăn ngừa khô mũi và giảm nguy cơ viêm xoang cho con. Tóm lại, việc súc họng và thông mũi bằng nước muối là phương pháp chữa cúm A tại nhà an toàn, dễ thực hiện, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng cúm nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ cho trẻ.
7. Tắm nước ấm – Cách điều trị cúm a tại nhà cho trẻ
Tắm nước ấm là một phương pháp đơn giản và hiệu quả trong cách điều trị cúm A tại nhà cho trẻ, giúp làm dịu các triệu chứng sốt, đau nhức cơ thể và giảm cảm giác khó chịu. Khi trẻ bị cúm, cơ thể thường xuyên bị sốt cao, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Tắm nước ấm giúp giảm nhiệt độ cơ thể, thư giãn cơ bắp và làm giảm cảm giác ớn lạnh hoặc nóng bức.
Để tắm nước ấm cho trẻ, bố mẹ nên chuẩn bị nước có nhiệt độ khoảng 37 – 38 độ C, tránh nước quá nóng vì có thể gây bỏng da. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm và lau nhẹ nhàng lên người trẻ, đặc biệt là các vùng như lưng, cổ, nách và bàn tay, bàn chân. Quá trình tắm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, đồng thời giúp hạ sốt tự nhiên mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, cần chú ý không tắm quá lâu và tránh để trẻ bị lạnh ngay sau khi tắm xong. Việc tắm nước ấm kết hợp với nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng khi mắc cúm A.
8. Tạo độ ẩm trong không khí
Tạo độ ẩm trong không khí là một phương pháp hữu ích trong cách điều trị cúm A tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ hoặc người bị cúm với các triệu chứng như nghẹt mũi, ho khan và khô cổ. Khi không khí trong phòng quá khô, các triệu chứng như ho và ngứa cổ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Việc duy trì độ ẩm trong không khí sẽ giúp làm dịu các triệu chứng này, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn.
Bố mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm ổn định trong phòng hoặc đơn giản là đặt một chậu nước trong góc phòng để nước bay hơi tự nhiên. Bên cạnh đó, một số gia đình sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như bạc hà hoặc khuynh diệp để xông hơi, vừa giúp tăng độ ẩm vừa tạo cảm giác dễ chịu, thông thoáng đường hô hấp.
Đặc biệt, khi độ ẩm được duy trì ở mức hợp lý, niêm mạc mũi và họng sẽ không bị khô, từ đó giúp giảm bớt sự khó chịu do cúm A gây ra. Tuy nhiên, cần lưu ý không để độ ẩm quá cao, vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm mốc phát triển trong không gian sống.
9. Gối cao đầu khi đi ngủ
Gối cao đầu khi đi ngủ là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm thiểu các triệu chứng như nghẹt mũi và ho cho trẻ khi mắc cúm A. Khi ngủ với gối cao, phần đầu và cổ sẽ được nâng lên, giúp giảm áp lực lên các cơ quan hô hấp và làm thông thoáng đường thở. Bởi khi nằm ngang, chất nhầy trong mũi và cổ họng dễ dàng tích tụ, khiến tình trạng nghẹt mũi và ho trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, việc gối cao đầu khi ngủ còn giúp tăng cường lưu thông khí, giảm sưng viêm ở mũi và họng, từ đó hỗ trợ người bệnh ngủ ngon hơn, giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, cần chú ý không để gối quá cao, vì có thể gây phản tác dụng gây đau cổ hoặc khó chịu khi ngủ. Một chiếc gối vừa phải sẽ giúp nâng đầu trẻ một cách tự nhiên và thoải mái.
10. Vệ sinh cá nhân đúng cách
Bạn cũng có thể tự điều trị cúm A tại nhà với phường pháp hỗ trợ này. Khi mắc cúm, người bệnh dễ bị nhiễm trùng thứ cấp do hệ miễn dịch bị suy yếu, vì vậy việc duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các vật dụng dùng chung. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác trên tay, ngăn không cho virus cúm lây lan sang người khác. Ngoài ra, việc rửa mặt, lau mũi bằng khăn giấy sạch sau mỗi lần hắt hơi cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi hoặc khi cảm thấy không thoải mái. Đối với các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chăn, gối cần được giặt sạch và khử trùng định kỳ để đảm bảo không có vi khuẩn, virus tồn tại lâu dài.